Một số canthiệp cộng đồng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGUYENTHANHPHONG-LA (Trang 46 - 50)

1.4.2.1. Một số can thiệp cộng đồng của Chính phủ và các tổ chức

*Dự án VIE/97/P1 - Sức khỏe sinh sản Vị thành niên

Dự án do Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Đoàn thanh niên triển khai, gồm 3 tiểu dự án: Mô hình đội kỹ năng sống tại 6 tỉnh/thành phố, câu lạc bộ tiền hôn nhân tại 8 tỉnh và mô hình Đội tuyên truyền thanh niên.

Kết quả chính của dự án: rất nhiều hoạt động tuyên truyền và vận động đã đƣợc tiến hành nhƣ các hội thảo, chuyên mục trên báo, cuộc thi, câu lạc bộ, phát tờ rơi, phát sách kỹ năng sống, đƣờng dây nóng... [7].

Dự án VIE/97/P10: Dự án SKSS (gồm 8 tiểu dự án: VIE/97/P02 - 09): đã phát triển “Kế hoạch quốc gia về SKSS giai đoạn 2001 - 2010”; tăng cƣờng nhận thức của VTN về tình dục, SKSS; giảm tỷ lệ tảo hôn, có thai trƣớc hôn nhân, tỷ lệ nạo phá thai tuổi VTN, tỷ lệ nhiễm STDs [7].

*Chương trình thí điểm về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản vị thành niên

Chƣơng trình do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển tài trợ; Trƣờng đại học Y Thái Bình thực hiện tại 03 xã ở Từ Liêm, Hà Nội và 04

phƣờng, xã ở Thái Bình (2000-2002). Chƣơng trình đã thành lập phòng tƣ vấn sức khỏe VTN; tổ chức các buổi giảng dạy ngoại khóa và thành lập đƣợc 07 câu lạc bộ sức khỏe VTN tại trƣờng [100].

*Dự án VIE/97/P19+ Dự án Hỗ trợ tư vấn phát thanh về Dân số và Phát triển

Dự án do Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Đoàn thanh niên, Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc triển khai trong 2 giai đoạn (I: 1999 - 2001; II: 2001- 2005). Kết quả chính: chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu” trên Đài phát thanh trung ƣơng; duy trì website cuasotinhyeu.vn để cung cấp thông tin về SKSS vị thành niên [7]. *Dự án VIE/01/P11: Giáo dục về Dân số và SKSS trong trường học

Dự án do Bộ Giáo dục đào tạo triển khai trong thời gian: 2002 - 2005. Dự án đã lồng ghép giáo dục SKSS vị thành niên vào các môn học trong trƣờng nhƣ sinh học, địa lý, công dân; phát triển tài liệu hƣớng dẫn dạy và học cho giáo viên và học sinh; phát triển hoạt động ngoại khóa cho giáo dục SKSS VTN và các hoạt động vận động khác về SKSS VTN [101].

*Tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ SKSS ở 12 tỉnh

Chƣơng trình do UNFPA triển khai tại 12 tỉnh, thời gian: 2002 - 2005. Chƣơng trình đã tập huấn cho lãnh đạo cơ quan y tế và những giảng viên chính của tuyến tỉnh về dân số và SKSS; tổ chức hội nghị vận động cho SKSS VTN trong trƣờng học; cung cấp các trang thiết bị thiết yếu cho hệ thống quản lý thông tin y tế cấp tỉnh và huyện; tập huấn về quản lý, sử dụng, nâng cấp cho hệ thống thông tin y tế [7], [102].

*Chương trình sáng kiến Chăm sóc SKSS VTN&TN Việt Nam (RHIYA)

Chƣơng trình đƣợc điều phối bởi Trung ƣơng Đoàn thanh niên, Hội kế hoạch hóa gia đình và UNFPA. Địa điểm thực hiện tại 07 tỉnh/thành, thời gian: 2004 - 2006. Kết quả của chƣơng trình: xây dựng môi trƣờng hỗ trợ cho cung cấp thông tin và dịch vụ cho VTN các cấp, cụ thể là “Luật thanh niên”

và “Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của VTN&TN Việt Nam 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020”... [103]. *Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

Chƣơng trình do Pathfinder International, EngenderHealth và Ipas phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai, thực hiện tại 11 tỉnh/thành, từ 1994 đến 2010. Chƣơng trình đã thành lập dịch vụ “Dấu hỏi xanh”; thành lập và triển khai mô hình dịch vụ SKSS thân thiện với thanh thiếu niên tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và An Giang; nhiều các sản phẩm truyền thông nhƣ tờ rơi, sách mỏng (Điều không còn gì là khó nói, Tuổi chúng mình: quả táo còn xanh) … [104].

1.4.2.2. Một số can thiệp cộng đồng do cá nhân thực hiện

Trần Thị Nga và cs sử dụng 3 hoạt động can thiệp tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên, năm 2010 là: TT-GDSK nhóm nhỏ, tƣ vấn SKSS và cung cấp tài liệu SKSS cho học sinh. Kết quả chƣơng trình có tác dụng cải thiện kiến thức, thực hành của VTN về chăm sóc SKSS của học sinh [105].

Ngô Thị Lƣơng thực hiện các phƣơng pháp TT-GDSK trực tiếp, gián tiếp với học sinh trung học phổ thông thành phố Bắc Giang nhằm chia sẻ những thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng cho học sinh có sự hiểu biết về chăm sóc SKSS dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động đúng của học sinh [106].

*Như vậy, qua việc tổng kết các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:

- Trƣớc năm 2000 chỉ có những can thiệp truyền thông đơn giản và thƣờng lồng ghép chung với nhiều các nội dung và đối tƣợng can thiệp khác. Sau năm 2000, rất nhiều can thiệp nhƣ chƣơng trình sáng kiến Chăm sóc SKSS VTN&TN Việt Nam (RHIYA), chƣơng trình thí điểm về chăm sóc SKSSVTN,… không những mang quy mô lớn hơn mà còn dành riêng cho đối tƣợng VTN. Một trong những lý do chính dẫn đến những thay đổi này là SKSS VTN đƣợc nhắc đến nhƣ một ƣu tiên trong các chiến lƣợc quốc gia về

dân số giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lƣợc quốc gia về SKSS giai đoạn 2001 - 2010. Bên cạnh đó, những chiến lƣợc vận động của các tổ chức quốc tế đã giúp lãnh đạo và những nhà hoạch định chính sách thấy đƣợc nhu cầu cần phải có những văn bản hỗ trợ cho các vấn đề SKSS mà VTN đang đối mặt.

- Các can thiệp ở Việt Nam đã phát triển cả về quy mô lẫn phƣơng pháp can thiệp từ sau năm 2000 trở lại đây. Những can thiệp này không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ truyền thông mà còn cung cấp dịch vụ kết hợp với vận động tạo môi trƣờng hỗ trợ cho VTN. Những thành công nổi bật của các can thiệp có thể kể đến nhƣ việc ra đời của các chính sách nhƣ luật thanh niên, kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của

VTN&TN,… hay việc áp dụng mô hình Góc thân thiện để cung cấp dịch vụ SKSS cho VTN; và/hoặc tăng cƣờng nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng phải cởi mở trao đổi các vấn đề SKSS vị thành niên,… Đây là những tiền đề rất tốt cần tiếp tục phát triển trong tƣơng lai và cần thu hút sự tham gia của các cán bộ chuyên ngành Sản phụ khoa và KHHGĐ.

Tuy nhiên, các can thiệp về SKSS VTN&TN còn một số hạn chế:

. Các can thiệp thƣờng chú ý nhiều đến truyền thông, thiếu những nội dung, đặc biệt là những kỹ năng cụ thể về chuyên ngành Sản phụ khoa cho VTN&TN.

. Việc giáo dục sức khỏe, hƣớng dẫn các kỹ thuật chuyên ngành về chăm sóc SKSS còn ít đƣợc quan tâm đúng mức.

. Các can thiệp thƣờng tập trung nhiều hơn vào đối tƣợng VTN, chƣa tập trung vào đối tƣợng SV các trƣờng Đại học, Cao đẳng.

. Các can thiệp thƣờng rộng nhƣng chƣa sâu, chƣa tập trung vào từng lĩnh vực nên hiệu quả cụ thể chƣa cao; chƣa duy trì đƣợc tính bền vững.

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGUYENTHANHPHONG-LA (Trang 46 - 50)