Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất.
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Việc phân tích phải được tiến hành
trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư.
1.3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận = Giá trị của từng bộ phận tài sản x 100% tài sản trong tổng số tài sản Tổng tài sản (1.3)
- Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn có bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.
- Tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tài sản dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng cao, thể hiện quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp càng lớn.
Thông qua các chỉ tiêu nói trên, các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và trên cơ sở của cơ cấu tài sản, họ sẽ rút ra những kết luận cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Các chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
a) Hiệu suất sử dụng tài sản : Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh việc tăng
doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sức sản xuất của tài sản có thể xác định bằng công thức:
Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần
(SOA) Tài sản bình quân (1.4)
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.
b) Sức sinh lời của tài sản
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế
(ROA) (1.5)
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROA theo mô hình tài chính Dupont:
Tỷ suất Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu
sinh lời = sau thuế = sau thuế x thuần (1.6) của tài Tài sản bình Doanh thu Tài sản bình
Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời Hiệu suất sử của tài sản = của doanh thu x dụng tài sản
(ROA) (ROS) ( SOA) (1.7)
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của tài sản có thể tác động vào 2 nhân tố vào sức sinh lời của doanh thu thuần và hiệu suất sử dụng tài sản. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của tài sản.