V I TÍNH TOÁN SỨC KÉO CỦA ÔTÔ
6. Xác định số lượng số truyền, tỷ số truyền ở các số của hộp số, hộp sốphụ hoặc hộp phân phố
Việc xác định số lượng số truyền trong hộp số ; tỷ số truyền ở số I và tỷ số truyền ở các số trung gian, đã được đề cập đến trong phần B của chương này. Dưới đây chúng ta sẽ nói đến việc xác định tỷ số truyền của số lùi và tỷ số truyền của hộp số phụ hay hộp phân phối.
Xác định tỷ số truyền của số lùi
Khi thiết kế hộp số, tỷ số truyền của số lùi thông thương ta chọn như sau :
il =(1, 2 1,3) ;÷ ihl
Xác định tỷ số truyền của hộp số phụ hoặc hộp phân phối
Hộp số phụ hoặc hộp phân phối thường có hai số truyền :số truyền cao và số truyền thấp.
Khi thiết kế hộp số phụ hoăc phân phối, tỷ số truyền ở số cao thường lấy như sau :
ipc =1,0 1,5÷
Tỷ số truyền ở số thấp của hộp phân phối được xác định theo điều kiện không có sự trượt quay của các bánh xe chủ động :
max 0. . ; . . b pt e hl t Gr i M i i ϕ η = (IV-52) Ơû đây :
ipt − tỷ số truyền của hộp phân phối ở số thấp; ϕ − hệ số bám ( ϕ =0, 6 0,8÷ )
Khi tìm được giá trị tỷ số truyền ở số thấp của hộp phân phối theo công thức (IV-52), ta cần kiểm tra lại theo điều kiện ô tô chuyển động ổn định ở tốc độ nhỏ nhất: vmin = ÷3 5 km/h (0,83 ÷ 1,38 m/s) min min 0 2 . . ; 60. . e b lI pt n r v i i i π = m/s (IV-53) Ơû đây :
ηemin−số vòng quay nhỏ nhất của trục khuỷu động cơ vg/ph ; Vmin−vận tốc nhỏ nhất của ô tô .
VII.ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TỚI CHẤT LƯỢNGKÉO CỦA Ô TÔ KÉO CỦA Ô TÔ
Cùng với hộp số cơ khí trong hệ thống truyền lực của ô tô, ngày nay trên nhiều ô tô có trang bị hệ thống truyền lực thủy cơ.
Hệ thống truyền động thủy cơ thông thường dùng ba loại chủ yếu sau đây :
- Ly hợp thủy lực kết hợp với hộp số cơ khí ; - Biến mô thủy lực ;
- Biến mô thủy lực kết hợp với hộp số cơ khí.
Dùng các loại truyền động kể trên trong hệ thống truyền lực của ô tô có ưu điểm rỏ rệt :
- Điều khiển ô tô nhẹ nhàng
- Tăng tốc ô tô nhanh chống và em dịu
- Nâng cao chất lượng kéo của ô tô và tính kinh tế nhiên liệu của chúng - Nâng cao tính cơ động của ô tô
- Giảm được tải trọng động lên hệ thống truyền lực của ô tô ...
1.Aûnh hưởng của ly hợp thủy lực đến chất lượng kéo của ô tô
Chúng ta biết rằng chất lượng kéo của ô tô phụ thuộc vào tỷ số truyền của hộp số. Khi gài mỗi tay số, sẽ xác định được quan hệ giữa vận tốc của ô tô và vận tốc của trục khuỷu của động cơ. Ở một số điều kiện làm việc, ly hợp ma sát có khả năng bị trượt và các chi tiết của chúng bị nóng lên làm hư bề mặt ma sát, vì vậy nó không thể trượt vói thời gian dài được. Nếu trong hệ thống truyền lực thay ly hợp ma sát bằng ly hợp thủy lực thì nó có khả năng làm việc trong điều kiện bị trượt lâu dài giữa bánh chủ động (bánh bơm) và bánh bị động (bánh tuabin); nó còn cho phép trục khuỷu động cơ quay ở số vòng quay cao một cách ổn định khi ô tô chuyển động với tốc độ thấp. Nhờ đó, nó có thể tăng
tốc một cách nhanh chóng vì sự tăng tốc được tiến hành ở những giá trị lớn của mômen.
Đồ thị hình IV -21 minh hoạ đặc tính kéo của ô tôvới hệ thống truyền lực có đặt ly hợp ma sát và ly hợp thủy lực (hộp số cơ khí có 3 số truyền) .
Qua đồ thị ta nhận thấy rằng, nếu trong hệ thống truyền lực dùng ly hợp thủy lực thì ô tô có khả năng làm việc ổn định ở vận tốc rất nhỏ ở số I của hộp số ihl
, như vậy nó làm tốt đặc tính kéo của ô tô ở tốc độ thấp và khả năng tăng tốc của nó nhanh hơn, êm dịu hơn.
2.Aûnh hưởng biến mô thủy lực đến chất lượng kéo của ô tô
Trong hệ thống tryuền lực của ô tô ta thay biến mô thủy lực vào vị trí của ly hợp ma sát và hộp số có cấp nhằm thực hiện truyền lực vô cấp.
Bộ biến thủy lực làm nhiệm vụ thay đổi vô cấp tự động tỷ số truyền của hệ thống truyền lực theo trị số của các lực cản chuyển động bên ngoài khi động cơ làm việc ở một chế độ ổn định và cho phép tiến hành tăng tốc ô tô một cách êm dịu, không ngắt dòng công suất truyền tới các bánh xe chủ động.
Truyền mômem xoắn trong biến mô thủy lực cũng như trong ly hợp thủy lực được thực hiện bằng việc sử dụng động năng của chất lỏng tuần hoàn trong các bánh xe công tác của biến mô hay ly hợp thủy lực
Sơ đồ cấu tạo của biến mô thủy lực trình bày trên hình (IV – 22) gồm có :
Bánh bơm ly tâm 4 được dẫn động quay từ trục khuỷu động cơ một I ; bánh tuabin 3 nối với các bánh xe chủ động của ô tô qua hệ thống dẫn động cơ khí II và bánh xe phản ứng 5 nối với moayơ cố định 1 nhờ khớp nối một chiều 2.
Tất cả các bánh xe công tác của bộ biến mô thủy lực : bánh bơm, bánh tuabin, bánh phản ứng tạo thành một buồng kín, gọi là vòng tuần hoàn: trên vòng tuần hoàn này có sự chyển động liên tục của dòng chất lỏng từ bánh bơm qua bánh tuabin, từ bánh tuabin qua bánh phản ứng và từ bánh phản ứng ngược trở lại bánh bơm đã quay.
Dòng chất lỏng chảy từ bánh bơm đạp vào các cánh của bánh tuabin, do đó bánh xe tuabin quay quanh trục của nó và làm trục II quay.
Dựa vào lý thuyết về máy thủy lực, người ta đã chứng minh được rằng : khi biến mô thủy lực làm việc ở chế độ ổn định thì tổng số mômen xoắn tác dụng lên bánh công tác của nó bằng không, nghĩa là :
M3 + M4 + M5 =0