Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế của quản lý nhà nước về đất đai ở

Một phần của tài liệu Quản-lý-nhà-nước-về-đất-đai-từ-thực-tiễn-thành-phố-Bắc-Giang-tỉnh-Bắc-Giang (Trang 52 - 57)

đất đai ở thành phố Bắc Giang

2.4.1. Nguyên nhân của những ưu điểm trong quản lý nhà nước về đất đai

Một là, UBND thành phố quan tâm đến việc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kịp thời ban hành các văn bản QLNN về đất đai.

Hai là, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn ngày càng được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác QLNN về đất đai.

Ba là, một số phường trên địa bàn thành phố đã thực hiện tốt công tác quản lý đối với đất đai. Hướng dẫn người dân thực hiện tốt các nghĩa vụ về đất đai, làm thủ tục liên quan đến việc kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bốn là, phòng tài nguyên môi trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp trên quản lý trực tiếp việc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai.

Năm là, bước đầu đã xây dựng được một số chương trình tuyên truyền vận động giúp người dân nâng cao hiểu biết về sử dụng đất, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan có thẩm quyền.

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai

Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thay đổi nhiều, thiếu tính đồng bộ, ổn định. Thời gian qua, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan thẩm quyền ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ tính từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực phâp luật đến trước khi có Luật đất đai năm 2003 đã là hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành ở cấp trung ương; trong đó, có 04 luật, 08 pháp lệnh, 01 nghị quyết của Quốc hội, 03 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 71 văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, 68 văn bản thuộc thẩm quyền của cấp bộ và tổng cục. Nếu tính cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên qua đến đất đai trong dân sự, hình sự, đầu tư…thì số lượng lên tới 500 văn bản. Nếu kể cả các văn bản quy định pháp luật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thì số lượng văn bản tới hàng nghìn [50, tr.2].

Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn. Tư tưởng chậm đổi mới, có Luật nhưng còn chờ nghị định, có nghị định lại chờ thông tư, Quyết định hướng dẫn thi hành của các Bộ ngành nên triển khai Luật chậm. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật.

Hai là, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trong lĩnh vực quản lý đất đai còn hạn chế. Cán bộ địa chính xã, phường phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, nhiều nơi không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoăc phải luân chuyển giữa các xã, phường nên hạn chế kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, không nắm bắt tình hình thực tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Mỗi xã, phường chỉ có một cán bộ địa chính làm tất cả các thủ tục liên quan đến đất đai bao bồm như giải phóng mặt bằng, chỉnh lý biến động, nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa, giải quyết tranh chấp đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho người dân, báo cáo thống kê kiểm kê hàng năm, lập bảng giá đất... Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi cán bộ địa chính xã, thị trấn phải nỗ lực rất lớn trong việc nắm bắt tình hình thực tế địa phương, giải quyết công việc cũng như nâng cao trình độ chuyên môn. Tâm lý đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm ngại, đổi mới vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Ba là, phân cấp, giữa thành phố, phường và xã. Các cơ quan thành phố còn ôm đồm nhiều việc của UBND phường, xã, chưa mạnh dạn phân cấp cho phường, xã cũng như tạo điều kiện về nhân lực vật lực để cấp phường, xã có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là, trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu và yếu, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính còn buông lỏng. Thiếu hệ thống quy phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang một cách khoa học, gây khó khăn cho thanh tra, kiểm tra cũng như độ chính xác trong kết luận thanh tra.

Năm là, vai trò giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc thành phố còn chưa tốt. Việc giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc là một phần trong cơ

chế giám sát của người dân đối với quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc giám sát này chỉ mang tính hình thức, ít có những đóng góp để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên… cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai và giám sát việc thực hiện QLNN về đất đai. Việc lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp còn mang tính hình thức đối phó. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai bởi lẽ phần lớn các hoạt động quản lý về đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của các đối tượng sử dụng đất.

Kết luận chương 2

“Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” đã phản ánh cơ bản về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.Trên thực tế trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, với trách nhiệm của mình đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành các mặt công tác, trong đó có công tác QLNN về đất đai. Có thể nói, với những kết quả đạt được trong QLNN về đất đai trong những năm qua đã góp phần tích cực cùng cấp ủy các cấp thiết thực đưa Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Giang lần thứ XX đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong kết quả đó không phải không còn những vướng mắc, tồn tại chưa được tháo gỡ trong hoạt động QLNN đối với đất đai ở thành phố Bắc Giang. Bên cạnh những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và những nguyên nhân khách quan khác,

thì thực trạng bộ máy quản lý và thực trạng công tác QLNN về đất đai vẫn còn nhiều bất cập: sử dụng đất còn chưa hợp lý, còn tồn tại quy hoạch treo… Hiện nay, chính sách về QLNN đối với đất đai là một trong những vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Dựa trên các cơ sở khoa học, quan điểm thực tiễn công tác quản lý, luận văn nhận dạng được những vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới về công tác QLNN đối với đất đai. Trên cơ sở những nội dung được phân tích ở chương 2 luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp cho công tác QLNN về đất đai trong chương tiếp theo.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ

BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Quản-lý-nhà-nước-về-đất-đai-từ-thực-tiễn-thành-phố-Bắc-Giang-tỉnh-Bắc-Giang (Trang 52 - 57)