Tham số đặc trưng của ADC

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết bị ngoại vi và kĩ thuật ghép nối: Phần 2 (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 4 GHÉP NỐI SỐ-TƯƠNG TỰ, TƯƠNG TỰ SỐ

4.6.1. Tham số đặc trưng của ADC

Dải biến đổi của điện áp tương tự ở đầu vào.

Là khoảng điện áp mà bộ chuyển đổi AD có thể thực hiện chuyển đổi được. Khoảng điện áp đó có thể lấy trị số từ 0 đến một trị số dương hoặc âm nào đó hoặc cũng có thể là điện áp có hai cực tính từ UAm đến +UAm .

Độ phân giải.

Độ phân giải của ADC biểu thị bằng số bit của tín hiệu ở đầu ra. Số bit càng nhiều thì sai số lượng tử càng nhỏ, độ chính xác càng cao.

Ví dụ: Một ADC có số bit ở đầu ra N = 12 có thể phân biệt được 212 = 4069 mức trong dải biến đổi điện áp vào của nó. Độ phân biệt của một ADC được ký hiệu là Q và được xác định bởi biểu thức sau:

1

2 

UNAm

Q

Q là giá trị của một mức lượng tử hoá hoặc còn gọi là một LSB.

Thông thường các ADC có số bit từ 3 đến 12. Ngoài ra còn có một số các ADC đạt được độ chính xác có số bit từ 14 đến 16 bit.

Đặc tuyến truyền đạt lý tưởng của ADC là một đường bậc thang đều và có độ dốc trung bình bằng 1. Đặc tuyến thực có sai số lệch không, nghĩa là nó không xuất phát tại giá trị ứng với ½ LSB. Nó là hình bậc thang không đều do ảnh hưởng của sai số khuếch đại, méo phi tuyến.

Tốc độ chuyển đổi.

Tốc độ chuyển đổi là số chuyển đổi trong một giây gọi là tần số chuyển đổi fC. Cũng có thể dùng tham số thời gian chuyển đổi TC để đặc trưng cho tốc độ chuyển đổi. TC là thời gian cần thiết cho một lần chuyển đổi.

Chú ý rằng fC 1/TC . Thường fC < 1/TC và giữa các lần chuyển đổi còn có một khoảng thời gian cần thiết cho ADC phục hồi lại trạng thái ban đầu.

92

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết bị ngoại vi và kĩ thuật ghép nối: Phần 2 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)