Nghĩa của số bình quân

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 1 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 39)

Số bình quân có tính tổng hợp và khái quát cao, chỉ cần một trị số là số bình quân nó có thể nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất của tiêu thức nghiên cứu. Nó không kể đến chênh lệch thực tế giữa các đơn vị tổng thể. Số bình quân không biểu hiện mức độ cá biệt mà biểu hiện mức độ tính chung nhất của các đơn vị tổng thể.

Do số bình quân biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể nghiên cứu cho nên những nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ, tức là số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị tổng thể về lượng biến của tiêu thức nghiên cứu. Sự san bằng này chỉ có ý nghĩa lớn khi tính cho một số khá nhiều đơn vị.

Số bình quân có vị trí quan trọng trong lý luận và trong công tác thực tế. Nó được sử dụng: - Nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể;

- Dùng để so sánh các hiện tượng không cùng quy mô (có thể so sánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 đơn vị A,B, có thể 2 đơn vị này có số vốn khác nhau, có số lao động khác nhau nhưng có thể so sánh năng suất lao động bình quân của 2 đơn vị);

- Có thể dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng theo thời gian, nhằm thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn, nghĩa là của đại bộ phận các đơn vị.

- Số bình quân được dùng trong công tác lập kế hoạch, phân tích thống kê.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 1 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)