CHƯƠNG IV ĐỘC QUYỀN

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn tập kinh tế chính trị mác lê nin NEU (Trang 44 - 49)

c. Tư bản cố định và tư bản lưu động

CHƯƠNG IV ĐỘC QUYỀN

Câu 1. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. (Trang 83)

Trả lời

Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hóa nói chung làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.

Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị không còn hoạt động, về thực chất, giá cá độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai doạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu liện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biêu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó, quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá tri thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của nhân công ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi có một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.

Câu 2. Các giải pháp can thiệp chống độc quyền của Chính phủ? Trả lời

- Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền: Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền.

- Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định.

- Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.

- Sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng…

- Trong nhiều trường hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sở hữu hay chỉ cần có qui định điều tiết những ngành này là đủ.

- Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.

Câu 3. Giải pháp hạn chế độc quyền? Trả lời

Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm đánh giá vai trò

của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giảm dần, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách trôi

chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy việc hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật:

Thứ ba: xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh

quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn. Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tài chính của các doanh nghiệp.

Thứ tư: cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, đồng

thời nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.

Thứ năm: cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên.

Cần xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh, chỉ duy trì độc quyền ở một số ngành quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế như: sản xuất và truyền tải điện năng, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng… kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp độc quyền thuộc Nhà nước.

Thứ sáu: Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo và duy trì môi trường

cạnh tranh. Nội dung luật cạnh tranh cần được thường xuyên nghiên cứu, thay đổi cho phù hợp với những biến động của môi trường cạnh tranh trong nước cũng như những yếu tố liên quan đến nước ngoài.

Thứ bảy: Cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt động chủ yếu là cung cấp

thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Các hiệp hội này sẽ là đối trọng của các doanh nghiệp khống chế thị trường. Kinh nghiệm các nước cho thấy hoạt động bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì tốt môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và cạnh tranh là 2 vấn đề liên quan mật thiết đến nhau.

Bảo vệ người tiêu dùng và kinh nghiệm quốc tế:

Câu 4. Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh? Trả lời

* Một là, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng bất kì cuộc chạy đua nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh trong và kĩ năng. Cạnh tranh luôn có mục tiêu lâu dài là thu hút về mình ngày càng nhiều khách hàng nên nó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng hạ. Cạnh tranh luôn mang đến hệ quả là doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục vươn lên tôn tại, doanh nghiệp nào không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

* Hai là, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả.

Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các đổi thủ cạnh tranh về sản phẩm

cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật vì chỉ có khoa học, công nghệ mới có thể giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.

* Ba là, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Thông qua quy luật cung câu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiểu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ hàng hóa của họ là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm.

Cạnh tranh gây tác động liên tục đến giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tốt để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh phải thỏa mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn mua.

* Bốn là, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất.

Khi tham gia thị trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh. Họ phải tính toán để sử dụng các nguồn lực này sao cho hợp lí và có hiệu quả nhất. Do đó, các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên phải được vận động, chu chuyển hợp lí để phát huy hết khả năng vốn có đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Môi trường cạnh tranh là môi trường mà ở đó, các doanh nghiệp luôn phải vận động, đổi mới, cải tiến không chỉ công nghệ mà cả chủng loại, kiểu dáng, phương thức kinh doanh. Theo cách đó, cạnh tranh tạo ra sự đôi mới liên tục và động lực phát triển liên tục.

Vì những lẽ trên đây mà một nhà nước văn minh trong cơ chế thị trường hiện đại phải là nhà nước có nhiệm vụ và chức năng phát hiện, thừa nhận bảo vệ và khuyển khích những khả năng và thuộc tính tốt đẹp của cạnh tranh. Bên cạnh đó, để khắc phục những khuyết tật của thị trường do cạnh tranh đem lại, mỗi quốc gia đều phải có chính sách cạnh tranh và trên cơ sở đó, điều tiết hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Câu 5. Ý nghĩa thực tiễn của xuất khẩu tư bản? Trả lời

* Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay:

Trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, hàng hoá của Việt Nam có cơ hội có mặt trên thị trường thế giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học côg nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học

hỏi cách thức quản lý mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chỉ phí, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì...tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Gia nhập các tổ chức quốc tế, thực thi theo đúng các nguyên tắc của các tổ chức này thì hàng hoá của Việt Nam được đối xử bình đẳng như hàng hoá của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp của Việt Nam có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn, làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại, qua đó doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó tránh gây lãng phí. Thực hiện cổ phần hoá các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Chú trọng đầu tư vào con người giúp người lao động lấn người quản lý có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại. Để đẩy manh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lước mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phù hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo. các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dừng thương hiệu vững chắc nhằm khẳng định vị thê của doanh nghiệp trên trường quôc tê. Phải tăng cường liên kêt hợp tác theo. chiều dọc và the chiều ngang đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quan trọng giữa cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ lấn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò các tổ chức

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn tập kinh tế chính trị mác lê nin NEU (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)