KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM THUỐC LÁ

Một phần của tài liệu Đề tài: Demarketing pdf (Trang 26 - 28)

Đa phần những người hút thuốc khi được hỏi đều biết về tác hại của thuốc lá nhưng họ vẫn hút do những lý do sau:

 Vì cho rằng hút thuốc tạo cảm giác : thư giãn, khoan khoái, tập trung được cho công việc.

 Hút thuốc lá bắt chuớc người khác, vì người khác rủ rê .  Hút thuốc lá trông có vẻ : người lớn, nam nhi, sành điệu.  Hút thuốc lá để vơi đi, quên đi nỗi buồn.

 Hút thuốc là do thói quen hàng ngày.  Hút thuốc là một phần của cuộc sống.

 Người hút thuốc thường có cảm giác thích thú với điếu thuốc trên tay, với mùi vị, giác quan và hương vị của khói thuốc. Ngoài ra, đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội, việc hút thuốc thể hiện sự “chia sẻ” với những người hút thuốc khác.

 Hút thuốc lá vì nghiện, không cai được.

 Hút thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần phải lo.

Nghiên cứu được tiến hành tại Hà Nội, là một trong những thành phố có mật độ dân cư đông nhất tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là cư dân trên địa bàn Hà Nội vào thời điểm nghiên cứu và có độ tuổi trên 15 tuổi

Theo khảo sát của Bộ Y tế, Hội Y tế Công cộng Việt Nam và Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang tìm hiểu về quan điểm của người tiêu dùng về các lựa chọn cảnh báo sức khỏe khác nhau trên vỏ bao thuốc lá nhằm mô tả quan điểm của người tiêu dùng đối với cảnh báo sức khỏe thuốc lá sắp được in trên vỏ bao thuốc lá và xác định cảnh báo phù hợp nhất theo quan điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

 83.9% đối tượng phỏng vấn tin rằng các mẫu cảnh báo sức khỏe sử dụng cả chữ và hình ảnh chiếm 50% diện tích vỏ bao thuốc lá có tác dụng hiệu quả trong cung cấp thông tin về tác hại của hút thuốc lá.

 72,3% những người được phỏng vấn cho rằng cảnh bảo chỉ bằng chữ, thậm chí chiếm đến 50% diện tích vỏ bao thuốc lá cũng chỉ có tác động không đáng kể hoặc không có chút tác động nào trong việc cung cấp thông tin cho đối tượng nghiên cứu;

Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn có quan điểm này cao hơn rất nhiều (80,4%) Cảnh báo bằng chữ chỉ chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá,

 Có 77.3% đối tượng phỏng vấn chọn mẫu thứ nhất với hình ảnh và lời cảnh báo và chiểm 50% diện tích vỏ bao để in trên vỏ bao thuốc lá.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi, người hút thuốc và không hút thuốc trong lựa chọn phiên bản cảnh báo sức khỏe phù hợp trên vỏ bao thuốc lá

Về hàng chữ “hút thuốc lá có thể có hại cho sức khỏe” trên vỏ bao thuốc lá thì được rất nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng chỉ nhận được sự quan tâm mờ nhạt của người tiêu dùng nguyên .Có nhiều lý do làm cho các đối tượng không thật sự quan tâm, trong đó chữ nhỏ, vị trí khó đọc được nhắc đến nhiều. Không thấy nhắc đến nguồn thông tin về tác hại thuốc lá qua các lời cảnh báo. Cần nêu cụ thể tác hại của việc hút thuốc, nói đúng mức độ tác hại thuốc lá, nói rõ tác hại cho đối tượng nào. Hình thức cần trình bày bằng chữ in to hơn, in ở mặt chính bao thuốc và mầu chữ cùng với mầu tên thuốc hoặc khác với mầu nền

Ngoài ra theo một nghiên cứu khác được tiến hành trên 1.200 người dân tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Đa số những người được hỏi nói họ có nhìn thấy lời cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá (TL), nhưng nhiều người trong số họ không nhớ được chính xác nội dung lời cảnh báo như thế nào. Cụ thể:

 39% nhớ được nội dung cảnh báo: "Hút thuốc có thể gây ung thư phổi".  Chỉ 5,9% nhớ được nội dung cảnh báo: "Hút thuốc có thể gây bệnh phổi

 54% số người hút thuốc không hề quan tâm tới ảnh hưởng sức khoẻ khi nhìn lời cảnh báo sức khoẻ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Demarketing pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w