ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 26 - 28)

Thông qua một số phân tích và bình luận trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau với mong muốn hoàn thiện hơn quy định của BLTTDS 2015.

34 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và LB CHXHCN Xô Viết

Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì có cụm từ “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”. Do căn cứ này được liệt kê bởi dấu phẩy, không có chữ “và” hay “hoặc” ở cuối phần liệt kê, vì vậy dấu hiệu để tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết sẽ được hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Có thể tham khảo pháp Luật Australia, nếu bị đơn thường trú tại Australia thì Tòa án Australia sẽ có thẩm quyền giải quyết. Chỉ cần yếu tố thường trú tại Australia của người nước ngoài, hay người không quốc tịch là thỏa mãn điều kiện để Tòa án Australia thụ lý giải quyết vụ án.35 Vì vậy, học hỏi kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và những bất hợp lý như đã phân tích ở trên, căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo điểm a khoản 1 Điều 69 BLTTDS 2015 nên sửa đổi theo hướng thay nội dung “Bị đơn là cá

nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” thành quy định: bị đơn là cá nhân

thường trú tại Việt Nam.

BLTTDS 2015 đã ghi nhận quyền lựa chọn tòa án Việt Nam của các bên nhưng chưa quy định về cách thức để thực hiện quyền này. Tuy vẫn có một số hạn chế như vậy, nhưng vẫn thừa nhận quy phạm quy định về sự thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam tại điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS là một sự tiến bộ. Khi lần đầu đề cập và ghi nhận quyền chọn Tòa án của các bên trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Kiến nghị hoàn thiện Điều 472 BLTTDS 2015

Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 472 nên bỏ cụm từ “nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền

chung” mà việc xác định phạm vi thẩm quyền chung hay riêng sẽ được quy định cho từng trường hợp cụ thể. Điều này vừa giúp các quy định đi vào chiều sâu vừa tránh trùng lặp ở một số điểm như đã phân tích ở trên.

Thứ hai, tại điểm a khoản 1 Điều 472 cần phải tách thỏa thuận lựa chọn trọng tài

và lựa chọn Tòa án thành hai trường hợp khác nhau. Đối với lựa chọn Trọng tài, dù vụ

việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt thì Tòa án Việt Nam vẫn phải từ chối thụ lý. Đối với trường hợp thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài, việc giới hạn thẩm quyền chỉ áp dụng cho thẩm quyền chung mà thôi. Đồng thời, bổ sung việc xác định thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận lựa chọn Tòa án vô hiệu hoặc không thể thực hiện được theo pháp luật của nước điều chỉnh cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Thứ ba, nên kết hợp điểm c và điểm d thành một trường hợp và quy định điều kiện để

từ chối thẩm quyền là Tòa án, Trọng tài thụ lý vụ việc trước Tòa án Việt Nam. Đồng thời, bổ sung thêm Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền xét xử khi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không thể đưa ra phán quyết giải quyết vụ việc.

Thứ tư, tại điểm đ, bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp thì Tòa án Việt Nam

phải từ chối thẩm quyền dù thuộc thẩm quyền chung hay riêng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w