DÂN TỘC NÀY ĐÃ ĐÓNG GÓP GÌ CHO VĂN HOÁ VIỆT NAM?

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM đặc TRƯNG VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ê đê (Trang 27 - 31)

UNESCO đã từng nhấn mạnh rằng: "mọi xã hội ngày này, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau", "Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều". Trước những tuyên bố mạnh mẽ của UNESCO, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển: "Kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất". Và từ nhận

thức mới đó ở nghị quyết kì họp thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và ở kì họp thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra nghị quyết Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đâm đà bản sắc dân tộc.

 Qua đó, tầm quan trọng của văn hóa được khẳng định 1 cách rõ ràng. Nếu so

sánh với việc bắn 1 quả tên lửa thì văn hóa sẽ là bệ phóng để phóng quả hỏa tiễn mang tên kinh tế.

Dải đất hình chữ S-Việt Nam, là một đất nước có tới 54 dân tộc và mỗi dân tộc mang một nét riêng biệt. Trong đó có thể nói tới dân tộc Ê đê với dân số khoảng 331.194 người, đứng thứ 11 trong bản dân số (2009). Người dân Ê đê đã đóng góp một phần không nhỏ đối với nền văn hóa của dân tộc mình nới riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung từ vật chất đến tinh thần.

 Vật chất có thể nói đến những công trình tiêu biểu như:

Tháp Chàm Yang Prong Tháp Po Nagar

Ngoài ra, trang phục của người dân cũng rất bắt mắt góp phần tạo nên văn hóa riêng của mình.

Còn về tinh thần thì người dân Ê đê có nhiều lễ hội gắn liền với sản xuất nông nghiệp (Lễ gặt lúa, lễ xuống giống, cúng vía trâu,bò,…) và đời sống cả vật chất lẫn tinh thần (Lễ cầu sức khỏe, vừa có tính chất tâm linh vừa mang tính thực tiễn). Những lễ hội được người dân trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Chung quy lại về những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Ê đê nói riêng và đại dân tộc Việt Nam nói chung đóng góp một phần trong việc hình thành nên nền đa văn hóa Việt Nam.

PHẦN MỞ RỘNG:

Ngoài ra, người dân Ê đê cũng có những cá nhân xuất sắc như:

 Y Bhăm Êñuôl (1923-1975), cũng được viết là Y Bhăm Êñuôl, người dân tộc

Êđê là người sáng lập và lãnh đạo tổ chức FULRO chủ trương chấm dứt nạn phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số.

 Y Blok Êban (1921 – 13 tháng 1 năm 2018) hay tên thường gọi Hà là một

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam người dân tộc thiểu số sắc tộc Êđê. Ông là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên được phong hàm cấp tướng, Chủ tịch Ủy ban quân quản Đắk Lắk vào năm 1975 và là Chủ tịch tỉnh đầu tiên sau 1975 của tỉnh Đắk Lắk.

Mới đây nhất là sự có mặt của người mẫu mang sắc tộc Ê-đê đây không chỉ là niềm tự hào cho đồng bào Ê-đê mà còn cho hình ảnh nước Việt Nam ta trong mắt bạn bè công chúng phải trầm trồ ngưỡng mộ : H'Hen Niê (sinh 1992 tại Đắk Lắk) là một hoa hậu người Việt Nam. Cô là người dân tộc thiểu số đầu tiên tại Việt Nam giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Cô đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018 tại Thái Lan và lọt vào Top 5 chung cuộc. Đây chính là thành tích cao nhất của Việt Nam trong lịch sử tham gia cuộc thi này là niềm tự hào dân tộc vinh quang cho nước nhà.

VII. KẾT LUẬN:

Vậy qua những mục đã nêu trên cũng phần nào cho mọi người hiểu hơn về những đặc trưng văn hoá của dân tộc Ê Đê - một dân tộc đông thứ 12 trong số 54 dân tộc

Việt Nam. Văn hoá vật thể và phi vật thể của người Êđê đều phong phú và đặc sắc.

Người Ê Đê mặc dù đã chuyển cư vào miền Trung Việt Nam rồi di dân lên vùng đất cao nguyên Tây Nguyên khoảng cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15, nhưng trong sâu thẳm văn hóa của người Ê đê, bến nước và con thuyền vẫn là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Ngày nay, cuộc sống ở các buôn làng Êđê đang đổi thay nhanh chóng. Nhưng mọi sự đổi thay không làm mất đi những tập tục văn hoá truyền thống hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên. Nhưng phong tục văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Ê đê đang góp phần làm phong phú hơn bản sắc văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và những đóng góp về con người lẫn văn hoá hay đơn giản là những món ăn dân giã của dân tộc này đối với đất nước là một phần đóng góp vô cùng đáng quý và ngưỡng mộ vì tuy chỉ là 1 dân tộc nhỏ bé

nhưng con người và ý chí của mọi người dân ở đó là vô cùng to lớn và luôn muốn đóng góp những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM đặc TRƯNG VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ê đê (Trang 27 - 31)