Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn

Một phần của tài liệu Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay. (Trang 26)

Kể từ sau Đại hội VI năm 1986, cùng với những thành tựu to lớn mà đất nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới, kinh tế trên địa bàn huyện Điện Biên đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, kể từ sau năm 1990 (đánh dấu đổi mới trong lĩnh vực tôn giáo bằng Nghị quyết số 24 – NQ/TW của Đảng), kinh tế ở các địa bàn có tín đồ, hoạt động tôn giáo đã ngày càng phát triển, cải thiện tốt hơn đời sống vật chất của nhân dân, góp phần củng cố tinh thần cho đồng bào có đạo.

Đời sống văn hóa của nhân dân huyện Điện Biên từng bước được nâng lên. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng nhân ái, nghĩa tình, giúp đỡ người nghèo, năng động sáng tạo được chú trọng phát huy… Các chương trình an sinh và công tác xã hội đạt nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng. Những phong tục, lễ nghi, lễ hội của các dân tộc đồng bào ở huyện Điện Biên được giữ gìn và tổ chức định kỳ, phong phú và đầy đủ.

Huyện Điện Biên giữ vững ổn định chính trị , bảo đảm trật tự xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, đã có nhiều hoạt động phong phú, góp phần xây dựng quê hương đất nước (như các chương trình từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội của Phật giáo, Công giáo năm 2017 và 2018 tại địa bàn huyện Điện Biên).

Bên cạnh đó, các chỉ thị, chủ trương, chính sách về tôn giáo ngày càng cởi mở: Chỉ thị 37- CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, các Thông tư của Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt Thông tư bổ sung sửa đổi Thông tư số 01/1999/TT/TGCP của Ban Tôn giáo Chính phủ: Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định của Chính phủ số26/1999/NĐ-CP của Ban Tôn giáo Chính phủ đã có tác dụng tốt, giúp công tác QLNN về hoạt động tôn giáo đạt hiệu quả cao hơn. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo được chức sắc và tín đồ các tôn giáo tiếp nhận với thái độ phấn khởi và tin tưởng hơn. Sự kiện lớn trong năm 2004 là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18/6/2004, được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành vào ngày 29 tháng 6 và Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2004. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ban hành là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung Pháp lệnh được đa số chức sắc các tôn giáo đồng tình, phấn khởi an tâm hành đạo. Tiếp theo, ngày 01 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nhằm cụ thể hóa tư tưởng – tinh thần Pháp lệnh, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác QLNN về tôn giáo trong tình hình hiện nay. Luật số 02/2016/QH14 của Quốc hội: Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã cụ thể hóa hơn về các lĩnh vực của đời sống Tín ngưỡng, Tôn giáo, là căn cứ pháp lý quan trọng giúp việc triển khai các hoạt động liên quan đến tôn giáo được thống nhất, rõ ràng hơn.

Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu, công tác QLNN về hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên cũng có một số khó khăn nhất định, như: việc quản lý các điểm nhóm Tin lành (đặc biệt là điểm nhóm Tin lành của người Mông), vấn đề các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; và đặc biệt là vấn đề an ninh tôn giáo, chống lại các âm mưu thủ đoạn của các phần tử xấu trong tôn giáo và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài cấu kết với các thế lực thù địch quốc tế, lợi dụng tôn giáo phá hoại công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Đánh giá chung có thể thấy rõ rằng với huyện Điện Biên là một huyện lớn nhất của tỉnh Điện Biên, một tỉnh vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 có bất ổn về vấn đề tôn giáo, dân tộc (sự phá rối, gây mất an ninh ở Mường Nhé). Trong bối

cảnh đó, huyện Điện Biện lại là một huyện có mặt công tác tôn giáo khá tốt, tình hình an ninh, xã hội giữ vững, từ năm 2008 đến nay chưa hề có khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề tôn giáo, đây là một điểm rất đáng khẳng định. Tuy còn những hạn chế tiềm ẩn cần được quan tâm khắc phục nhưng cũng có thể coi là một tấm gương điển hình về quản lý nhà nước đối với tôn giáo cho các huyện có đặc điểm, tình hình tương tự như huyện Điện Biên ở trong tỉnh Điện Biên và cả các huyện trực thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước.

2.1.1. Thành tựu

Thứ nhất, công tác xây dựng các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công tác tôn giáo.

Công tác xây dựng văn bản pháp luật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống và công tác QLNN đối với tôn giáo, là bàn đạp để củng cố hệ thống văn bản pháp luật, đóng vai trò phản biện giúp việc đưa ra các văn bản pháp luật về tôn giáo đã phù hợp hơn, khách hơn. Đây chính là công tác không thể thiết đối với bất kì lĩnh vực quản lý nào nói chung và công tác tôn giáo nói riêng.

Tính từ năm 2008 đến nay thì mặt công tác xây dựng văn bản pháp luật về tôn giáo rất tốt, đặc biệt năm 2018 có thể coi là năm mặt công tác xây dựng văn bản pháp luật về tôn giáo được đề cao, chú trọng và quan tâm. Để các địa phương thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, UBND huyện đã ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo như: Hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên; Hướng dẫn cấp đăng ký sinh hoạt tập trung cho các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo; Kế hoạch thực hiện công tác QLNN về tôn giáo năm 2018; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác QLNN đối với đạo Tin lành theo quy định mới của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Hướng dẫn quản lý hoạt động tôn giáo trong dịp lễ Phục sinh năm 2018; Hướng dẫn công tác đối với hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa trời".

Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công tác tôn giáo là một bước quan trọng để mang lại hiệu quả quản lý tốt. Việc thực hiện đúng với hệ thống vănbản pháp luật phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy mặt công tác theo đúng chiều hướng, ngược lại nếu yếu kém sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nhận thức được vấn đề triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công tác tôn giáo là hết sức quan trọng.Trong nhiều năm, UBND huyện đã tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các văn bản QLNN của các cấp về tôn giáo. Những quyền lợi cơ bản của người dân theo đạo được tôn trọng và bảo đảm; các ngày lễ trọng của người theo đạo Tin Lành được UBND huyện hướng dẫn cho UBND các xã triển khai nhằm bảo đảm các quyền tự do về tôn giáo và hành lễ tôn giáo của các điểm nhóm (đã đăng ký và chưa đăng ký) được diễn ra theo quy định của pháp luật.Chú trọng trong đó việc thực hiện cấp đăng ký sinh hoạt tập trung điểm nhóm Tin Lành trong nhiều năm được hướng dẫn. Mỗi năm đều có những điểm nhóm được hướng dẫn đăng ký và thực hiện đăng ký ( năm 2018 hướng dẫn cho 2 xã thực hiện đăng ký sinh hoạt tập trung cho 03 điểm nhóm Tin lành, nâng tổng số điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tập trung lên 12 điểm nhóm) [47, tr.2]. Đối với các điểm nhóm tôn giáo chưa được đăng ký sinh hoạt, UBND huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương hướng dẫn những người đứng đầu các điểm nhóm và đồng bào thực hiện đầy đủ các quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo theo quy định hiện hành.

Thứ hai, về công tác tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Hiện nay, vấn đề tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị nước ta mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng thực chất vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục tháo gỡ, nhằm tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới. Vẫn có tình trạng bộ máy làm công tác tôn giáo còn “khập khiễng”, nơi có nơi không; nơi tổ chức theo mô hình này, nơi theo mô hình khác. Vấn đề củng cố tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo hiện nay, thiết nghĩ nên chú trọng hơn đến bộ máy QLNN các cấp, nhất là cấp huyện, xã.

Từ trước năm 2008 ở huyện Điện Biên từ cấp huyện đến cấp xã không có cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Đối với huyện Điện Biên trước ngày 30/6/2008 công tác tôn giáo chỉ do một đồng chí ở phòng dân tộc làm kiêm nhiệm.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, công tác QLNN về vấn đề tôn giáo được chuyển sang phòng nội vụ thực hiện. Trong đó, công tác tôn giáo của huyện chưa có cán bộ chuyên trách, tạm giao cho một đồng chí phó trưởng phòng nội vụ làm kiêm nhiệm. Đối với cấp xã, đặc biệt là đối với các xã có hoạt động tôn giáo, không có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công việc này mà chỉ có đồng chí trưởng công an xã hoặc đồng chí chủ tịch UBND xã làm kiêm nhiệm, nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tôn giáo cũng như việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp đối với công tác Tôn giáo.

Đến thời điểm hiện nay, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo ở cấp huyện và cấp xã đã được củng cố, kiện toàn đầy đủ: Phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chung, 01 đồng chí trưởng phòng và 01 chuyên viên phòng nội vụ trực tiếp quản lý và tham mưu về công tác tôn giáo cho ủy ban nhân dân huyện; cấp xã có 25 công chức tại 25 xã kiêm nhiệm công tác tôn giáo.

Thiết nghĩ, đây cũng là một mặt công tác có thành tựu trong đổi mới, củng cố tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo mới cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đương thời rất quan tâm tới công tác cán bộ và huấn luyện cán bộ cách mạng. Bác Hồ đã dạy “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, vì thế công tác cán bộ là đóng vai trò hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Chính vì thế những cán bộ làm quản lý nhà nước về tôn giáo cần bồi dưỡng được công tác tôn giáo, dày dạn kinh nghiệm, có kiến thức, tư duy mới và đầy đủ bản lĩnh chính trị trong một lĩnh vực công tác đặc thù như công tác quản lý tôn giáo. Trong điều kiện thực tế luôn biến động, việc đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, đào tạo bài bản về công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo là một điều hết sức cần thiết và đáng được quan tâm.

Huyện Điện Biên nhận thức được tầm quan trọng và cái gốc chính là cán bộ nên từ năm 2008 đến nay đã định kỳ tổ chức tập huấn về tôn giáo cho cán bộ từ cấpxã cho đến cấp huyện ít nhất 1 lần trên năm. Trong các buổi tập huấn, cán bộ được phổ biến quán triệt về đường lối, chủ trương, pháp luật về tôn giáo theo tình hình nhận định thực tại, phổ biến về tình hình thực tế ở chính tỉnh Điện Biên và huyện Điện Biên, đặc biệt đây là một trong những thành tựu quan trọng đạt được. Nổi bật như năm 2014 và gần đây nhất là năm 2018. Năm 2014 có dấu mốc đáng ghi nhận trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho tín đồ các tôn giáo .Thực hiện Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới; Kế hoạch số 394/KH-UBND, ngày 20/02/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 13/3/2013 về tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Trên cơ sở đó ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành triển khai quán triệt nội dung cơ bản đến cán bộ chủ chốt cấp huyện và lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, Bí thư, Chủ tịch các xã thuộc huyện, các cơ quan chuyên môn có liên quan; tín đồ của các tổ chức tôn giáo ở địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2018 công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến cơ sở được chú trọng, quan tâm. Căn cứ vào văn bản triển khai của Sở Nội vụ, ủy ban nhân dân huyện đã lập danh sách cử các cán bộ, công chức tham gia vào các lớp tập huấn về công tác tôn giáo nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động đồng bào theo đạo nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật.

Thông qua các đợt tập huấn, trình độ hiểu biết về tôn giáo và kỹ năng, nghiệp vụ công tác QLNN về tôn giáo của cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên đã được nâng lên đáng kể. Trong năm 2018, ủy ban nhân dân

huyện đã cử 11 cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tôn giáo tại trường nghiệp vụ công tác tôn giáo, Ban tôn giáo Chính phủ. Đối với khoảng thời gian từ trước năm 2008, đối với cấp xã chưa có đồng chí nào được tập huấn về công tác tôn giáo, đặc biệt các xã có tín đồ hay hoạt động tôn giáo cũng không được bồi dưỡng nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tôn giáo cũng như việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp đối với công tác tôn giáo.

Nhìn chung, công tác bồi dưỡng, nâng cao cho cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả tiến triển tốt theo chiều hướng đi lên từ năm 2008 cho đến nay. Đây có thể coi là mặt chủ chốt giúp huyện Điện Biên giữ vững an ninh, chính trị, trong khi tại địa bàn tỉnh Điện Biên đã xẩy ra vấn đề bạo động ở huyện Mường Nhé liên quan đến điểm nóng tôn giáo vào cuối năm 2010 đầu năm 2011.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, đấu tranh với các loại hình đạo lạ chưa được cấp phép xâm nhập vào huyện Điện Biên.

Việc ngăn chặn sự xâm nhập của các loại hình đạo lạ luôn được quan tâm kịp thời, nên chưa để xảy ra vấn đề gì làm bất ổn an ninh, xã hội tại địa bàn của huyện. Cụ thể, sự tác động, tuyên truyền từ các phương tiện thông tin đại chúng từ bên ngoài Manila (Plippin) phát bằng tiếng Mông nhằm rao giảng, tuyên truyền người Mông có Chúa, muốn tránh được tai họa và có cuộc sống sung sướng thì phải theo Chúa… dẫn tới một bộ phận đã tin theo cái gọi là “Vàng Chứ”

Một phần của tài liệu Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w