Đặc điểm về câu của tục ngữ Mường

Một phần của tài liệu Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường. (Trang 28 - 33)

2.2.1.Tính chất của cấu trúc câu trong tục ngữ Mường

2.2.1.1Tính ngắn ngọn

Tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, suy luận của con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Những nhận xét, phán đoán này cần phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm, chân lý. Những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ, phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Ngắn gọn là đặc trưng nổi bật để nhận diện tục ngữ bởi càng dài thì tính tục ngữ sẽ mất dần đi mà gần hơn với đặc trưng của ca dao. Ý nhiều mà lại được gói trong một lượng lời ít, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa, đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi bật nhất của sự sáng tạo tục ngữ. Thực chất cách diễn đạt ngắn gọn ấy nhằm mục đích làm tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm. Tục ngữ Mường cũng không là ngoại lệ.

Ở tục ngữ Mường câu ngắn nhất là 3 tiếng, câu dài nhất 24 tiếng, độ dài trung bình của các câu tục ngữ Mường là từ 6 đến 12 tiếng. Ở dạng dài nhất tục ngữ Mường rất gần với ca dao, dân ca. Những câu tục ngữ có độ dài từ 3 đến 5 tiếng thì trong đó các hệ từ và từ liên kết (thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó, cho nên,...) không xuất hiện, nó thường bị cắt bỏ đi. Thâm chí các thành phần chính như chủ ngữ và vị ngữ còn bị lược bớt. Dưới dạng này tục ngữ Mường tồn tại dưới hình thức câu tỉnh lược là nhiều. Ví dụ:

-Tủng hè tủi (Túng thì quẫn)

-Xẩu clước lèng khâu (Xấu trước lành sau)

-Cá bỉnh khôổng khưa (To gói sống giữa)

-Rét câyl cá ổi (Nhỏ cây lớn gốc)

-Khà đòm non cle (Nặng đòn non xẹo)

Dạng thông thường nhất của tục ngữ Mường là hình thức ngắn khoảng 6 đến 12 tiếng, lượng tục ngữ có độ dài này chiếm quá 2/3 tổng số tục ngữ Mường. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm khác với tục ngữ Việt của tục ngữ Mường. Tục ngữ Việt độ dài trung bình và phổ biến là từ khoảng 6 đến 8 tiếng, tinh gọn hơn so với tục ngữ Mường. Những câu tục ngữ có độ dài như thế này trong tục ngữ Việt thường là những câu lục hoặc lục bát nhưng ở tục ngữ Mường thì số câu lục, lục bát rất ít. Số tiếng trong tục ngữ Mường có thể là chẵn hoăc lẻ, hoặc xen lẫn chẵn lẻ như các ví dụ dẫn ở dưới:

6tiếng:

- Nhấp nhưới nhơ bưới hal loòng (Lấp lửng như bưởi hai lòng)

-Khảng chiêng ăn nghiêng đụn loọ (Tháng giếng ăn nghiêng bịch lúa)

7tiếng:

- Nà coỏ bụn như đụn coỏ loọ (Ruộng có phân như bịch có lúa)

- Khảng chỉn chỉn chu chỉn lội (Tháng chín chín dâu da chín nhội)

8tiếng:

- Tạm phợ phợ khà; Tạm nhà nhà réc

(Tạm vợ, vợ già; Tạm nhà, nhà rách)

- Khía khằng mộit khảng; Boỏng chạng bổn mươil đêm

(Thấy bông một tháng; Bóng dáng bốn mươi đêm)

10tiếng:

Phăng đang đồl Độl, ngon hơn cả clồl khụ Vèng

(Măng dang đồi Đội ngon hơn cá trối núi Vành)

11 tiếng:

- Đắc đởin mường Kha ăn ngon hơn thịt ca mường Mận

(Rau đớn mường Kha ăn ngon hơn thịt gà mường Mận)

12tiếng:

-Chiêng oó đẻng oó khẹc; Rác cháy oó mẹc vả rác tù

(Chiêng không đánh không sạch; Nước chảy không mạch hóa nước tù)

Tuy nhiên số tiếng chẵn trong tục ngữ Mường bao giờ cũng nhiều hơn lẻ, các câu tục ngữ có dung lượng 6, 8,12 là nhiều nhất.

Tục ngữ Mường cũng có những trường hợp mà độ dài từ 17 tiếng trở lên. Ví dụ:

17 tiếng:

- Khác đất khác thiểng thường Khác mường khác thiểng khể Khác bôổ mệ khác nồl cơm ăn (Khác đất khác tiềng thường

Khác Mường khác tiếng nói Khác bố mẹ khác nồi cơm ăn)

19tiếng:

- Ủn eng cặp khà

Nhơ buồng nang va cặp khéc Nhơ xôổng réc ảo réc

Cặp hàng kim may

(Anh em gặp nhau

Như buồng cau hoa gặp khách Như xống rách áo rách

Gặp hàng thợ may)

20tiếng:

- Con cha oó bẻn cha Bẻn côồ

cà côồ kể Con mệ oó bẻn mệ Bẻn cắt kẹ cloong rôông

(Con cha không giống cha Giống cây cà cây khế

Con mẹ không giống mẹ Giống tắc kè trong hang)

Số lượng những câu tục ngữ trên 17 tiếng trong tục ngữ Mường cũng không nhiều. Điều đặc biệt là những câu tục ngữ có số lượng tiếng dài như vậy hầu hết đều được người Mường sử dụng trong dân ca trước đó, lâu dần lời ca này có những kinh nghiệm đời sống như tục ngữ vì vậy được xem là tục ngữ của người Mường

Có thể nói, câu càng gọn chắc với số tiếng càng ít thì nội dung càng hàm súc, ý càng nhiều. Nhìn chung so với

tục ngữ của người Việt câu tục ngữ Mường có phần rườm rà hơn. Tuy nhiên tục ngữ Mường vẫn đảm bảo những đặc trưng cơ bản của tục ngữ về hình thức ngắn gọn. Mỗi tiếng trong câu tục ngữ Mường đều có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng và được ép chặt với nhau.

2.2.2.2. Tính đối xứng

Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Ta thấy, đó là câu có những đặc điểm sau: Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng với nhau, có quan hệ lôgíc chặt chẽ với nhau và giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ nghĩa …của những từ đồng vị. Chính tính chất đối xứng của tục ngữ giúp người đọc, người nghe có định hướng suy luận, phán đoán nhanh và đúng về ý nghĩa của câu tục ngữ. Hay nói một cách chính xác hơn là khi muốn giải thích đúng, sâu nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó.

Căn cứ vào các tiêu chí cú pháp và lôgíc, có thể chia những câu tục ngữ đối xứng làm hai loại: đối xứng đơn và đối xứng kép, tương ứng với nó là hai kiểu câu: câu đơn và câu ghép

. Ví dụ: đối xứng đơn

- Túng hè tỉu (Túng thì quẫn)

-Xẩu clước lèng khâu`(Xấu trước lành sau)

- Rét câyl cá cổi (Nhỏ cây lớn gốc)

-Miểng khì đỏl bằng cỏi khì coo (Miếng khi đói bằng gói khi no)

Ví dụ: đối xứng kép

- Thử nhất đau mặt; Thử nhì chắt thăng

(Thứ nhất đau mắt; Thứ nhì giắt răng)

- Cá (quả) giận phất khôn; Cá (quả) hờn phất miếng ăn

(Lớn giận mất khôn; Lớn hờn mất miếng)

Xét các ví dụ trên, ta thấy các vế của câu đều có sự đối xứng, hoặc là về số lượng từ, hoặc là về từ loại, có thể là đối ý, đối lời:

-Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu tục ngữ với nhau về ý. Ví dụ: Cá (quả) giận phất khôn đối với Cá (quả) hờn phất miếng ăn (lớn giận mất khôn đối với lớn hờn mất miếng). Kiểu đối này là cách mà hai vế của câu tục ngữ đối ý nhau nhưng có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau nhằm tô đậm, khẳng định một ý chung.

- Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu tục ngữ. Đối lời có quan hệ chặt chẽ với đối ý đã nói ở trên, vì nhờ có quan hệ đối lời mà quan hệ đối ý mới có và thể hiện ra được. Cũng trong câu tục ngữ trên, quan hệ đối lời được thể hiện như sau: Cá (quả) giận đối xứng với Cá (quả) hờn, phất khôn) đối xứng với phất miếng ăn. "Giận/ hờn" đều là từ ngữ thể hiện những biểu hiện tính cách của con người; "khôn/miếng" đều là từ ngữ chỉ thành quả tốt đẹp.

Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm số lượng nhiều hơn và căn bản đáp ứng, thỏa mãn được những yêu cầu, đặc điểm của một câu tục ngữ có tính đối xứng.

2.2.2.Các kiểu cấu trúc câu trong tục ngữ Mường

Tục ngữ Mường có hai kiểu cấu trúc câu là câu đơn và câu ghép

Câu tục ngữ có cấu trúc là câu đơn phải đảm bảo hai yêu cầu: thứ nhất về mặt lôgíc, biểu đạt một phán đoán, thứ hai về mặt cú pháp, là câu đơn (“vế” tương đương với thành phần của câu). Cấu trúc câu đơn trong tục ngữ Mường cũng có những tương đồng với cấu trúc câu đơn trong tục ngữ Việt, đó là thường có kết cấu theo trật tự các thành phần câu C-V hoặc C-V-P (C: chủ ngữ, V: vị ngữ, P: thành phần phụ).

Ví dụ:

- Dào bông khể, Cả bể con vềl mường

(Lũ hoa khế (hoa sậy), cá bế con về mường)

- Con nhà doòng đé tha khoong Tú Tịn

(Con nhà dòng (dõi) đẻ ra đít Tù Tịn)

- Khòi chân voi là mẩy hột

(Ròi chân voi là mẩy hạt)

Câu tục ngữ có cấu trúc là câu ghép phải đảm bảo hai yêu cầu: thứ nhất về mặt lôgíc, có sự liên kết hai (hoặc hơn hai) phán đoán tương tự, tương đương hoặc tương phản thành một suy lý, thứ hai về mặt cú pháp, là câu phức (“vế” tương đương với câu đơn). Kiểu cấu trúc là câu ghép trong tục ngữ Mường tồn tại ở những dạng đơn giản hơn so với tục ngữ Việt, thường xuất hiện nhiều nhất ở những câu tục ngữ có hai vế trở lên, hình thành trên cơ sở những nhóm phán đoán có ý nghĩa bổ sung cho nhau.

Ví dụ:

- Mọl mụ ngày mụ tha

Đầm nà khuôn bủn khuôn bẻng

(Người mỗi ngày càng ra Ao ruộng khuôn bún khuôn bánh)

- Bụt bôông hoa; Ta cơm rạo

(Bụt bông hoa; Ta cơm rượu)

Xét các ví dụ ở trên, ta nhận thấy trong cấu trúc câu ghép của tục ngữ Mường, hai vế của câu thường có sự liên kết về những phán đoán và suy luận. Chẳng hạn, vế một: Bụt bôông hoa (Bụt bông hoa) (thú thưởng thức cần có của bụt: hoa), vế hai: Ta cơm rạo (Ta cơm rượu) (thú thưởng thức cần có của con người là những thứ thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày: cơm rượu). Từ đó chúng ta mới suy luận được ý nghĩa của câu tục ngữ: thiết đãi khách tới nhà thì phải thiết đãi cẩn trọng, không qua loa.

Thực tế trong quá trình khảo cứu hơn 629 câu tục ngữ Mường thì có đến 434 câu có cấu trúc là câu ghép. Số lượng câu tục ngữ có 2 vế đối xứng kép chiếm ưu thế hơn.

Tiểu kết chương

Qua phân tích, miêu tả cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Mường, chúng tôi tạm kết luận như sau:

Vần, nhịp là hai yếu tố quan trọng tạo nên hình thức ngữ âm và gắn kết các thành phần câu trong cấu trúc hình thức của câu tục ngữ. Vần và nhịp của tục ngữ Mường cũng mang những đặc trưng về vần, nhịp của tục ngữ nói chung, đó là vần liền (vần sát) và vần cách. Vần như một chất keo nối kết các thành phần trong phát ngôn thành một khối bền chặt, vững chắc, đồng thời vần cũng như một yếu tố của nhạc điệu, làm cho tục ngữ dễ dàng đi vào trí nhớ của con người. Cách ngắt nhịp trong tục ngữ Mường rất đa dạng nhưng có thể chia thành nhịp chẵn, nhịp lẻ, nhịp chẵn/lẻ. Phần lớn nhịp trong tục ngữ nói chung và tục ngữ Mường nói riêng tương ứng với sự ngắt ý, tạo ra sự hoà đối cả hình thức lẫn nội dung, cả nhịp điệu lẫn ý tứ.

Các kiểu cấu trúc câu của tục ngữ Mường, do sự phân định về số lượng âm tiết cũng như sự chia tách thành các vế câu trong mỗi câu tục ngữ nên có thể được phân tích và xếp thành hai loại câu tiêu biểu là câu đơn và câu ghép. Các đặc trưng được chú ý là: tính ngắn gọn và tính đối xứng trong câu tục ngữ. Câu đơn có tính đối xứng đơn, và ngược lại câu ghép có tính đối xứng kép.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w