QUYỀN THẾ CHẤP

Một phần của tài liệu DT BLDS (sua doi)(1) (Trang 93 - 96)

Điều 293. Nội dung của quyền thế chấp

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình hoặc của người khác và không chuyển giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Điều 294. Phạm vi hiệu lực của quyền thế chấp

1. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

2. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì quyền thế chấp có hiệu lực đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc đối tượng của quyền thế chấp.

Điều 295. Hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba của quyền thế chấp

Quyền thế chấp phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 296. Nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

3. Giao lại tài sản là đối tượng của quyền thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

Điều 297. Quyền của bên thế chấp

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức là đối tượng của quyền thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của đối tượng của quyền thế chấp thế chấp. 3. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn đối tượng của quyền thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.

4. Nhận lại đối tượng của quyền thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 298. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về liên quan đến đối tượng của quyền thế chấp thì khi chấm dứt quyền thế chấp phải trả lại cho bên thế chấp các giấy tờ đã giữ.

2. Thực hiện đăng ký quyền thế chấp để quyền thế chấp có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.

3. Thông báo cho bên nhận chuyển giao tài sản trong trường hợp bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn đối tượng của quyền thế chấp.

4. Thực hiện thủ tục xử lý quyền thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 299. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Yêu cầu xử lý quyền thế chấp khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật và được ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký quyền thế chấp.

2. Yêu cầu bên bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ đối tượng của thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

3. Yêu cầu bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn giao lại tài sản là đối tượng của quyền thế chấp để xử lý khi khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản là đối tượng của quyền thế chấp.

3. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

5. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp đối tượng của quyền thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 300. Thay thế và sửa chữa tài sản là đối tượng của quyền thế chấp

1. Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản là đối tượng của quyền thế chấp

khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nếu không có thoả thuận khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 297 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp đối tượng của quyền thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng giá trị của hàng hóa trong kho phải đúng như thỏa thuận.

3. Khi đối tượng của quyền thế chấp bị hư hỏng thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý phải sửa chữa hoặc thay thế bằng đối tượng khác có giá trị tương đương, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 301. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

1. Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền

với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất.

Điều 302. Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

1. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Điều 303. Xử lý tài sản là đối tượng của quyền thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp tiến hành việc xử lý quyền thế chấp theo quy định của Bộ luật này.

Điều 304. Hủy bỏ quyền thế chấp

1. Trường hợp người thứ ba mua tài sản là đối tượng của quyền thế chấp thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên có quyền thế chấp thì quyền thế chấp sẽ được hủy bỏ vì quyền lợi của người thứ ba. Bên thứ ba thực hiện các thủ tục đề nghị hủy bỏ quyền thế chấp.

2. Quyền thế chấp cũng được hủy bỏ theo thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp.

Một phần của tài liệu DT BLDS (sua doi)(1) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w