1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KH&CN
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng đối với KH&CN, nâng cao nhận thức và hành động thực tế của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân về vị trí vai trò của KH&CN. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển KH&CN, cụ thể: Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội ban hành năm 2013; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) số 20-NQ/TƯ, ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) số 20-NQ/TƯ, ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế số 64-CTHĐ/TU ngày 13/5/2013; Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2020…
Tăng cường nhận thức của cán bộ và người dân về vị trí, vai trò KH&CN nhằm đưa việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trở thành nhu cầu tự thân và phổ biến trong sản xuất và đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực. Chú trọng hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về KH&CN thông qua các hình thức: phát động "Tuần lễ KH&CN", ngày KH&CN 18/5 "Ngày sáng kiến", ... với những hình thức triển lãm, chiếu phim, hội thảo và các hoạt động khác liên quan tới KH&CN; định kỳ xuất bản và công bố rộng rãi Đặc san KH&CN, bản tin KH&CN hàng tháng, các chuyên mục trên sóng Phát thanh Truyền hình...
2. Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN
2.1. Về nhân lực KH&CN
Đào tạo nhân lực KH&CN cần đi trước một bước đón đầu sự phát triển trong tương lai của tỉnh.
Đổi mới chính sách về cán bộ KH&CN: Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng nhân lực KH&CN; tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Các ngành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ KH&CN hiện có và xem đây là giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực về KH&CN của tỉnh. Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi. Quan tâm đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho lao động trong nông nghiệp, nông thôn,
đào tạo nông dân trở thành chuyên gia, đào tạo lực lượng lao động trẻ làm nòng cốt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng miền núi, ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Tích cực phối hợp và cộng tác chặt chẽ với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước trong việc giải quyết những vấn đề thực tế lao động sản xuất ở tỉnh và trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Chủ động phối hợp với các chương trình đào tạo của quốc gia để phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.
2.2. Về tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
Củng cố đầu tư nâng cấp hệ thống các cơ quan KH&CN của tỉnh đạt trình độ trung bình tiên tiến trong nước. Thành lập một số trung tâm, đơn vị sự nghiệp KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống KH&CN của tỉnh, thu hút nguồn nhân lực KH&CN, chủ động liên kết và liên kết có hiệu quả với các cơ quan KH&CN bên ngoài.
Gắn kết giữa chức năng đào tạo và nghiên cứu của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Quảng Trị. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các tổ chức hoạt động dịch vụ KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội.
2.3. Về thông tin KH&CN
Đẩy mạnh ứng dụng tin học - công nghệ thông tin KHCN. Phát huy, liên kết phối hợp với hệ thống mạng thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện thông tin giải đáp, thông tin phục vụ nghiên cứu và phát triển.
Triển khai mạnh mô hình thông tin điện tử về KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin về KH&CN nhằm chia sẻ, trao đổi cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp thông qua các trang thông tin điện tử của ngành và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, làm tốt công tác thông tin, dự báo về KH&CN.
3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện đề ánphát triển KH&CN phát triển KH&CN
3.1 Nhu cầu vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đề án phát triển KH&CN giai đoạn 2015-2020 là 218 tỷ đồng, bao gồm các nội dung sau:
+ Vốn thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm (08 chương trình):
+ Vốn thực hiện các dự án tăng cường tiềm lực KHCN (07 dự án): 130 tỷ đồng.
3.2. Huy động các nguồn vốn
a) Vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho các đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh gồm: Chương trình nông thôn miền núi, chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, đề tài độc lập cấp nhà nước, nhiệm vụ KH&CN địa phương cấp bách, mới phát sinh.... 50 tỷ đồng
(bình quân ~8,4 tỷ đồng/năm x 6 năm = 50 tỷ đồng)
b)Vốn ngân sách do tỉnh quản lý: 126 tỷ đồng, bao gồm:
+ Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cho các dự án xây dựng và phát triển các đơn vị KH&CN: 66 tỷ đồng (bình quân 11 tỷ đồng/năm x 6 năm = 66 tỷ đồng)
+ Kinh phí sự nghiệp KH&CN do ngân sách tỉnh cấp hàng năm cho đề tài, dự án: 30 tỷ đồng (bình quân 5 tỷ đồng/năm x 6 năm = 30 tỷ đồng)
+ Kinh phí do ngân sách tỉnh cấp cho các Sở, Ban, Ngành hoạt động trong đó có nội dung về KH&CN các Sở, Ban, Ngành chủ trì: 30 tỷ đồng (bình quân 5 tỷ đồng/năm x 6 năm = 30 tỷ đồng)
c) Vốn huy động từ Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh và Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp: 30 tỷ đồng (bình quân 5 tỷ đồng/năm x 6 năm = 30 tỷ đồng)
d) Vốn huy động bên ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác (hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế về KH&CN; lồng ghép với các chương trình, dự án; đối ứng của doanh nghiệp,người dân hưởng lợi từ các chương trình, dự án; tài trợ): (bình quân 2 tỷ đồng/năm): 12 tỷ đồng.
3.3. Biện pháp huy động các nguồn vốnTừ nguồn ngân sách nhà nước Từ nguồn ngân sách nhà nước
- Đảm bảo mức đầu tư của Trung ương cho Quảng Trị về kinh phí sự nghiệp khoa học và kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các dự án xây dựng và phát triển các đơn vị KH&CN. Hằng năm, đảm bảo chi ngân sách cho KH&CN của tỉnh gồm vốn sự nghiệp khoa học và vốn đầu tư phát triển tối thiểu bằng mức thông báo của Bộ KH&CN.
- Tranh thủ vốn đầu tư của các chương trình, đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước do Bộ KH&CN quản lý.
- Hợp tác khoa học, kêu gọi đầu tư các đề tài, dự án KH&CN của các Bộ, ngành trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện, khuyến khích các Viện, Trường trong nước và các tổ chức đóng trên trên địa bàn tham gia thực
hiện hoạt động nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ KH&CN, đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực KH&CN cho tỉnh.
- Lồng ghép các chương trình, dự án KH&CN với các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trích một phần vốn từ kinh phí sự nghiệp của các sở, ngành và các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh cho hoạt động KH&CN phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề.
- Thông qua quỹ phát triển KH&CN bằng ngân sách Nhà nước để đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN,..
Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước
- Khuyến khích mở rộng các dự án KH&CN có sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp và người dân. Hướng đầu tư của nhà nước về KH&CN cho các doanh nghiệp mang tính hỗ trợ là chính.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN, công nhân lành nghề của đơn vị mình.
Khuyến khích người dân tham gia đối ứng kinh phí để xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau để đổi mới công nghệ và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tranh thủ nguồn kinh phí thông qua hợp tác KH&CN với trong nước và quốc tế (Thái Lan, các tổ chức Phi Chính phủ (NGO),...)
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quanquản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương và tiếp tục đổi mới nội quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương và tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức quản lý Nhà nước về KH&CN phù hợp với đặc thù của tỉnh
Đổi mới cách tiếp cận, quản lý KH&CN để có thể tham gia, hội nhập với khu vực và thế giới. Bám sát phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng nhiệm vụ KH&CN, đồng thời đẩy mạnh phân cấp nhiệm vụ KH&CN giữa cấp tỉnh với cấp ngành và huyện, thị trong tỉnh nhằm chuyển một phần các nhiệm vụ chuyên ngành hẹp về cơ sở; hướng mạnh về hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các nhiệm vụ đổi mới công nghệ.
Đổi mới quản lý về hoạt động tư vấn, phản biện của các hội Khoa học Kỹ thuật. Kiện toàn Hội đồng KH&CN tỉnh: tăng cường bổ sung cán bộ KH&CN của tỉnh có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và một số chuyên gia có uy tín trong hoạt động KHCN; mở rộng hoạt động của Hội đồng trong tham mưu, tư vấn, thẩm định giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Tiếp tục kiện toàn bộ máy Sở KH&CN theo hướng: tách nhiệm vụ sự nghiệp KHCN ra khỏi quản lý nhà nước về KH&CN; tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ, công chức để làm tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động KHCN, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, an toàn bức xạ hạt nhân và tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
Kiện toàn bộ máy quản lý KH&CN ở các sở và huyện, thị. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng cán bộ phù hợp (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) quản lý KHCN để làm tốt chức năng quản lý và tham mưu cho lãnh đạo sở, ngành về KH&CN. Quy định cụ thể về phân cấp cho các huyện thị đối với từng lĩnh vực Khoa học và Công nghệ Tiếp tục thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng này ở tất cả các sở, huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN: bổ sung hệ thống biểu mẫu và các chỉ tiêu về KH&CN để phù hợp với thực tế của tỉnh; định kỳ tiến hành điều tra thống kê, phân loại, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh; công bố kết quả thống kê nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn.
5. Ứng dụng, nhân rộng và phát triển trên diện rộng các kết quảKH&CN KH&CN
Ứng dụng, nhân rộng và phát triển trên diện rộngcác kết quả KH&CN là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian tới.
Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các công nghệ mới, các tiến bộ KH&CN đến mọi đối tượng để người dân lựa chọn áp dụng phù hợp với điều kiện sống, sản xuất, kinh doanh.
Phát động phong trào thi đua ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Đầu tư kinh phí thích đáng cho phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và phát triển công nghệ, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Hàng năm dành một phần kinh phí thoả đáng để nhân rộng các kết quả đề tài ứng dụng KH&CN được khẳng định.
Từ kết quả các đề tài được đánh giá, nghiệm thu, khuyến khích các tổ chức và cá nhân xây dựng thành các dự án có quy mô phù hợp, có địa chỉ ứng dụng cụ thể, hiệu quả kinh tế cao.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN tùy theo qui mô và giá trị thực tiễn của dự án, nhà nước sẽ hỗ trợ từ 10-30% kinh phí thực hiện.
Ưu tiên sử dụng Quỹ phát triển KH&CN để khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp về hoạt động KH&CN và nhân rộng các tiến bộ KH&CN.
Hàng năm và 5 năm, các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đưa vào kế hoạch kinh tế-xã hội kế hoạch ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ KH&CN, chú trọng các tiến bộ kỹ thuật có giá trị thực tiễn cao và xem đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của
6. Mở rộng quan hệ liên kết, hợp tác KH&CN với bên ngoài
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác KH&CN với bên ngoài nhằm tranh thủ thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế phát triển KH&CN Quảng Trị, học hỏi những kinh nghiệm có ích và từng bước mở rộng sự tham gia của KH&CN Quảng Trị vào giải quyết các vấn đề chung. Thực hiện các biện pháp cụ thể như:
- Tham gia tích cực vào các nhiệm vụ KH&CN của quốc gia, tạo điều kiện thu hút các hoạt động KH&CN của các cơ quan trung ương về địa bàn Quảng Trị.
- Tăng cường liên kết với các địa phương khác trong hoạt động KH&CN thông qua chương trình liên kết về nghiên cứu, phối hợp tổ chức chợ thiết bị công nghệ, ...
- Đề xuất sáng kiến hình thành các chương trình liên kết KH&CN theo hành lang kinh tế Đông - Tây. Chủ động và tích cực tham gia vào xây dựng thể chế liên kết KH&CN trong Vùng. Chú trọng các quan hệ hợp tác KH&CN với Lào