ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới “ Bầm ơi có rét không bầm,

Một phần của tài liệu 1 chuyên đề TRONG LÒNG mẹ (Trang 29 - 31)

“… Bầm ơi có rét không bầm,

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run,

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon,

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân,

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu…”

(Trích Bầm ơi – Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản ? (0,25 điểm) Câu 2: Nội dung của văn bản ? (0,25 điểm)

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ?

Câu 4: Emhãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 dòng thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ?

LÀM VĂN

1.: (6,0 điểm)

Trong lá thư gửi En -ri - cô, nhà văn A - Mi -Xi đã viết:

"Trường học là bà mẹ hiền thứ hai... Trường học đã nhận con từ hai bàn tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ ngoan ngoãn chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường..."

(Trích Những tấm lòng cao cả A-Mi-Xi)

Những dòng thư trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường, nơi em gắn bó một phần cuộc đời mình

2.Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.

ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019Môn: Ngữ văn 8 Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

---

I. ĐỌC- HIỂU:

1.Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, miêu tả.

2. Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.

3. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả.

4. Học sinh viết đoạn văn thể hiện được tình cảm và thái độ đối với mẹ. Các em có thể tham khảo đoạn văn sau:

“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con

nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

II. LÀM VĂN

CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

1

Yêu cầu chung:

- Hiểu được yêu cầu của đề bài. Tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng , lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày sạch đẹp khoa học

Yêu cầu cụ thể:

- HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật các ý sau:

1-Giải thích ý kiến:

- Hình ảnh so sánh“Trường học là bà mẹ hiền thứ

hai”:Trường học cũng giống như những người mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người.

- “Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường...":Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó.

2- Khẳng định

- Nhà trường có vai trò to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiến thức và kĩ năng cuộc đời mỗi con người. Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập.

3- Bàn luận:

- Vai trò to lớn của nhà trường: nhà trường là một thế giới kì diệu, một thế giới mới lạ, vô cùng đẹp đẽ:

+ Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết…

+ Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia…

+ Thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin…

- Giai đoạn ở trường là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.

- Trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi con người: "không bao giờ đượcquên nhà trường..." mọi người phải có lòng biết ơn thầy cô, biết ơn nhà trường - cái nôi nuôi mình khôn lớn, chắp cánh ước mơ cho mình. Đó là truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đó là tình cảm thiêng liêng, sự gắn bó biết ơn sâu nặng

- Phê phán những kẻ vô ơn...

4- Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần phải bày tỏ tình cảm chân thật của mình với mái trường, thầy cô, bạn bè...

- Tu dưỡng rèn luyện thể lực, trí tuệ, nhân cách

0,51,0 1,0 0,5 3,0 1,0 CÂU 2:

a. Đau đớn xót xa đến tột cùng:

Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.

b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .

Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ... mới thôi”.

c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm

Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực...nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...

d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.

Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.

Một phần của tài liệu 1 chuyên đề TRONG LÒNG mẹ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w