Quan hệ Việt Nam Hong Kong

Một phần của tài liệu BCA073 (Trang 35 - 36)

Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư song phương là trụ cột trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hong Kong, đây cũng là nền tảng vững chắc của quan hệ chính trị Việt Nam - Hong Kong.

Sự kiện đáng chú ý nhất liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam với Hong Kong trong quý I/2020 là việc Việt Nam quyết định tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới trước ngày 28/3. Do Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ hai vào Hong Kong, dư luận Hong Kong cho rằng quyết định này của Chính phủ Việt Nam có thể gây ra làn sóng tích trữ gạo mới ở Hong Kong bất cứ lúc nào, nên đều hy vọng Việt Nam sớm gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo này.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hong Kong, tổng khối lượng nhập khẩu gạo cam kết trong quý I năm nay là 82.000 tấn. Gạo Việt Nam chiếm gần 30% tổng lượng nhập khẩu gạo của Hong Kong, còn gạo Thái Lan chiếm hơn 50%. Hong Kong cũng nhập khẩu gạo từ Trung Quốc Đại lục, Australia và Campuchia…, nhưng tổng lượng chưa đầy 10%.

Ông Trần Kiến Niên (Chen Jiannian), Chủ tịch Hiệp hội Các nhà nhập khẩu gạo Hong Kong cho biết khả năng Chính phủ Việt Nam có thể lo ngại tình hình dịch bệnh kéo dài nên tạm thời đưa ra biện pháp đó. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh ngay cả khi Việt Nam ngừng ký hợp đồng mới hoặc cuối cùng cấm xuất khẩu gạo, Hong Kong vẫn có biện pháp đối phó: “Không có gạo Việt Nam thì sẽ chuyển sang mua gạo Thái Lan, gạo Campuchia”. Trước đây, gạo Thái Lan từng chiếm gần 90% thị trường Hong Kong vào các năm 2005 và 2006, và đến năm 2008, bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu gạo, giá gạo Thái Lan đã tăng lên, khiến gạo Việt Nam có giá rẻ hơn thay thế.

Ông Trần Dũng Tiền (Chen Yongqian), Chủ tịch Tập đoàn thực phẩm Chan Kee của Hong Kong cho biết sau khi Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố tạm dừng ký các hợp đồng mới, giá gạo Việt Nam tại Hong Kong đã tăng khoảng 10%.

TÌNH HÌNH NAM PHI QUÝ I/2020TTXVN (Pretoria)TTXVN (Pretoria)

Một phần của tài liệu BCA073 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w