Phân tích các chỉ số

Một phần của tài liệu Báo cáo "Giới thiệu Tổng quan về các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang" pdf (Trang 55 - 57)

Năm 2009

Ngân hàng ROE ROA Vốn điều lệ Tổng tài sản

Á Châu 21,8 1,3 7814 1678814

An Bình 6,9 1,1 3482 26518

Phương Đông 13,6 2,0 2000 12686

Đông Á 16,0 1,4 3400 42147

Sài Gòn Công Thương 13,0 1,8 1500 11876

Phương Tây 10,1 1,2 1000 10315

Sài Gòn 10,5 1,0 3653 54492

Quốc Tế 23,5 1,5 2400 56638

Đầu tư và Phát triển Việt Nam 18,0 0,9 10499 292198

Liên Việt 14,1 3,1 3650 17366

Xuất Nhập Khẩu 8,5 1,7 8800 65448

Nam Việt 12,8 0,8 1000 18690

Việt Nam Thịnh Vượng 30,0 1,0 2118 27543

Phương Nam 5,2 0,7 2568 35473

Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 6,4 0,1 823 40098

Sài Gòn Thương Tín 15,8 1,6 8078 104019

Xăng dầu Petrolimex 16,0 0,9 1000 10418

Việt Á 12,2 1,3 1632 15817 Sài Gòn – Hà Nội 13,2 1,2 2000 27469 Công Thương 18,0 0,4 11253 637802 Đại Tín 3,0 0,5 1500 8528 Ngoại Thương 23,6 1,5 12101 255496 Mê Công 9,5 3,9 1000 2524 Trung bình 13,8 1,3

ROE của các ngân hàng đều lớn hơn ROA cho thấy các ngân hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên mới khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.

Ta thấy ngân hàng có khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng còn tương đối thấp chỉ có 4 ngân hàng có ROE trên 20% hiệu quả nhất là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ROE bằng 30% và có tới 7 ngân hàng có ROE thấp hơn 10%, ngân hàng có khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả nhất là ngân hàng Đại Tín ROE bằng 3%. Trong khi đó mức trung bình của ngành là 13,8 chứng tỏ có sự chênh lệch khá cao về khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng.

Ngân hàng có khả năng sử dụng tổng tài sản hiệu quả nhất là ngân hàng Mê Kông với ROA là 3,9% và ngân hàng sử dụng tổng tài sản thấp nhất là ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long với ROA chỉ là 0,1% trong khi đó mức trung bình ngành là 1,3. Điều này cho thấy việc sử dụng tổng tài sản phần lớn của các ngân hàng là không cao.

Chương IV. Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận:

Qua quá trình tìm hiểu có một cái nhìn tổng quát hơn về các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang. Hiện nay có nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể là 25 ngân hàng. Đặc biệt, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Công có trụ sở chính tại An Giang, cụ thể là tại Thành phố Long Xuyên. Đa số các chi nhánh tập trung ở Long Xuyên, trung tâm kinh tế của tỉnh An Giang.

Xét trong các ngân hàng quốc doanh thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng có nguồn vốn điều lệ lớn nhất với 21.000 tỷ đồng. Xét các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh thì ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam với vốn điều lệ là 15.172 tỷ đồng.

Với xu hướng phát triển của tình thì việc ngày càng có nhiều ngân hàng đến đầu tư là một điều có thể dự đoán trước được, và điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Khi đó các ngân hàng sẽ không ngừng nâng cao các dịch vụ, khắc phục những điểm yếu và không ngừng phát huy các thế mạnh của mình.

2. Kiến nghị:

- Các cơ quan hữu quan nên tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Các ngân hàng cần phát huy những nguồn lực đã và đang có để phục vụ các cá nhân, doanh nghiệp,…giúp họ luôn có được nguồn vốn cần thiết phục vụ sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, với phương châm: “hợp tác đôi bên cùng có lợi”. Bên cạnh đó cũng cần phải giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính có thể xảy ra.

- Đổi mới thủ tục hành chính sao cho các cá nhân, doanh nghiệp cần vốn có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh, gọn, tốt nhất. Hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà, không cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

Trần Công Dũ, tài liệu giảng dạy môn Tiền tệ ngân hàng.

PGS – TS Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ ngân hàng, nhà xuất bản thồng kê.

GS – TS Dương Thị Bình Minh, Nhập môn tài chính tiền tệ, nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Giới thiệu Tổng quan về các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang" pdf (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w