1, Tình hình chung :
Theo em được biết, hiện nay chưa có một báo cáo hay số liệu thống kê cụ thể mang tính chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng về tình hình hoạt dộng xuất khẩu lao động sang khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á, mà chỉ có các báo cáo riêng rẽ về từng thị trường trong khu vực. Toàn bộ nhận định đánh giá và số liệu trong phần này do em tổng kết từ các báo cáo và số liệu riêng rẽ nói trên.
Khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á (trừ Lào đã có quá trình hợp tác lao động lâu dài trước đây) đều là những thị trường mới của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam với thị trường có "tuổi đời" lớn nhất là Nhật Bản cũng mới chỉ có 11 năm và thị trường mới nhất là Malaysia mới được hơn 1 năm. Tuy nhiên, đây lại tại khu vực thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình trong vòng hơn 12 năm qua mỗi năm quy mô lao động Việt Nam tại các thị trường này tăng 53,85%. Trong đó, nhanh nhất là vào các năm 1993 (154,8%) và 1994 (221,6%) là những năm đánh dấu bước ngoặt mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động của nước ta. Có 4 năm tốc độ phát triển âm là năm 1991, 1992, 1998 và 2001 do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng về chính trị (1991,1992) cũng như kinh tế (1998) khác nhau trên thế giới và trong khu vực.
Tính đến nay, tổng số lao động của ta sang làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á đã lên đến con số 193.540 lượt người, chiếm gần 80% lượng lao động xuất khẩu của ta. Số lượng cụ thể qua từng năm như sau :
Bảng 4. Số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á qua các năm (1991 – 6/2003).
Năm Số lượng (người) Tốc độ tăng (%)
1991 503 - 66,6 1992 482 - 4,2 1993 1.228 154,8 1994 3.949 221,6 1995 4.380 10,9 1996 7.110 62,3 1997 14.056 97,7 1998 9.094 - 35,3 1999 16.522 81,7 2000 28.203 70,7 2001 26.759 - 5,1 2002 42.189 57,7 6/2003 39.065 - Tổng số 193.540
Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :
Khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấu ngành nghề rất đa dạng : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đánh bắt cá, khai thác tài nguyên, chuyên gia y tế, giáo dục, tin học ... Tuy nhiên số lượng lao động trong từng ngành nghề lại rất khác nhau. Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất : khoảng gần 80% , dịch vụ (chủ yếu là khán hộ công và giúp việc gia đình tại Đài Loan) khoảng 12%, còn lại là các ngành nghề khác.
Lao động Việt Nam làm việc tại các thị trường này bao gồm cả lao động phổ thông, lao động có nghề và một số ít chuyên gia. Trong đó, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên dưới 70%, tập trung ở các nước Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia . Lao động có nghề và chuyên gia chủ yếu làm việc tại Nhật Bản và trong các công trình doanh nghiệp ta nhận thầu ở Lào.
Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :
Thu nhập của lao động tại khu vực này nói chung không đồng đều. Tu nghiệp sinh và lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc có mức lương cao hơn hẳn các thị trường khác, thị trường Đài Loan ở mức trung bình còn Malaysia và Lào thì thấp hơn. Thu nhập cụ thể ở từng thị trường sẽ được nêu cụ thể ở phần sau đây, nhưng nhìn chung là ổn định, không có nhiều biến động. Mức thu nhập trung bình ước tính cho cả khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á là khoảng 400 – 500 USD/người/tháng.
Hàng năm, lao động Việt Nam làm việc tại đây đã chuyển về nước từ 1 – 1,2 tỷ USD.
Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :
Hiện nay ở nước ta có trên 150 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, thì gần như 100% số này đều có đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu lao động sang các thị trường này thông qua nhiều hình thức khác nhau (dùng hợp động cung ứng lao động hoặc hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh), theo nhiều kênh khác nhau (trực tiếp hay qua trung gian) v.v.. tuỳ theo từng đối tượng thị trường nhưng đều thống nhất tiến hành dưới sự chỉ đạo, giám sát sát sao của Nhà nước ta.
Hoạt động xuất khẩu lao động của ta sang khu vực thị trường này chủ yếu vẫn phải thông qua các công ty môi giới. Chính phủ ta và chính phủ nước bạn ký kết các hiệp định, thoả thuận về việc đưa và tiếp nhận lao động ở tầm vĩ mô, còn công việc cụ thể được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới tiến hành. Người lao động trước khi đi đều phải trải qua khoá học về ngoại ngữ, giáo dục định hướng và nghiệp vụ để được cấp chứng chỉ cần thiết. theo yêu cầu của phía tiếp nhận lao động.
Chính phủ ta đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể với hoạt động xuất khẩu lao động trên từng thị trường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á. Bám sát tình hình mỗi thị trường, những văn bản đó đã định hướng kịp thời hoạt động xuất khẩu lao động của ta. Công tác tổ chức xuất khẩu lao động của ta tại khu vực thị trường này sau một thời gian tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới, đối tượng mới đã dần đi vào ổn định. Song các cấp ngành hữu quan vẫn cần phải không ngừng quan tâm xem xét những động thái mới của thị trường để có sự thay đổi chính sách phù hợp hơn.
Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :
Nhìn chung chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tại khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Lao động Việt Nam vốn nổi tiếng về sự thông minh, tính cần cù, chịu khó; những ưu điểm này rất được các nước tiếp nhận lao động của ta đánh giá cao. Song lao động Việt Nam lại hay mắc những nhược điểm không đáng có như trình độ ngoại ngữ không tốt, ý thức kỷ luật kém, tỷ lệ bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn rất cao. Trình độ nghiệp vụ của lao động chúng ta, đặc biệt là những khâu đòi hỏi hiểu biết về khoa học kỹ thuật còn thấp do điều kiện trong nước và khâu đào tạo tiến hành chưa tốt. Tác phong làm việc còn chậm chạp, giải quyết quan hệ chủ thợ còn nhiều lúng túng.
2, Thực trạng xuất khẩu lao động nước ta với từng thị trường trong khu vực các nước Đông và Đông Nam Á.
a, Thị trường Nhật Bản
Việt Nam bắt đầu đưa lao động đi tu nghiệp ở Nhật Bản từ năm 1992. Từ đó đến nay, số lao động Việt Nam tại Nhật Bản đều đặn tăng qua các năm, trừ thời điểm năm 1998 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lịch sử con số này có suy giảm đôi chút, tuy nhiên lại nhanh hóng phục hồi và tăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến tháng 6/2003, trải qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, ta đã đưa được tổng cộng 16.049 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản làm việc, những năm gần đây trung bình mỗi năm ta đưa đi khoảng 2.000 người. Thực ra, đây là con số khá khiêm tốn nếu so với số lao động của ta tại thị trường các nước Đông và Đông Nam Á khác cũng như nếu so với con số tu nghiệp sinh của các nước Châu Á khác đang làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nó đã phản ánh sự cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp cũng như bản thân người lao động Việt Nam, bởi thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường "khó tính", có yêu cầu vào loại cao nhất thế giới.
Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :
Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có mặt trong nhiều ngành nghề, đặc biệt chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực dệt, may, cơ khí và xây dựng (80%). Trong đó, dệt : 14%, may : 35%, cơ khí : 13% và xây dựng trên 18%. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ lao động của ta làm việc trên các tàu cá, tàu vận tải (khoảng 10%). Ngoài ra, từ năm 1994, thực hiện thoả thuận về chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh y tá, hàng năm Việt Nam đã đưa từ 15 – 20 người sang học tại một số trường y tá Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ra trường, các y tá này được làm việc 4 năm tại các bệnh viện Nhật Bản, được hưởng lương và các chế độ khác như lao động người Nhật.
Do chính sách của thị trường Nhật Bản, 100% lao động Việt Nam sang đây đều là lao động có nghề, phần lớn trong số này là đối tượng đang trực tiếp làm công việc tương đương tại các doanh nghiệp trong nước. Tu nghiệp sinh Việt Nam phân bổ trên hầu khắp nước Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu ở Tokyo và các thành phố lân cận khu vực Gifu, Fukui, Osaka và Nagoya. Tỷ lệ nữ tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản cũng tương đối cao, chiếm xấp xỉ 33,1% tổng số tu nghiệp sinh của ta tại thị trường này.
Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :
Tu nghiệp sinh ở Nhật Bản chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưng mức trợ cấp này vẫn cao hơn nhiều tiền lương lao động tại các thị trường khác, do đó thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản thuộc loại
cao nhất trong số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trợ cấp tu nghiệp của tu nghiệp sinh ta trong giai đoạn 1 (năm đầu tiên) là từ 670 – 780 USD/tháng. Trong giai đoạn 2 (từ năm thứ 2 -3), thu nhập chính thức của tu nghiệp sinh lên đến trên 1000 USD/tháng, nhiều người còn có thu nhập cao hơn do làm thêm giờ, cá biệt ở một vài nghề thậm chí có thu nhập từ 1500 -1900 USD/tháng.
Với mức thu nhập cao như vậy, hàng năm tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã chuyển về nước khoảng 460 triệu USD, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước.
Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :
Như trên đã nói, người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc với danh nghĩa tu nghiệp sinh theo Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật của Nhật Bản. Đa phần trong số họ là đối tượng đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp phái cử trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 40 doanh nghiệp được cấp phép đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Hoạt động của các doanh nghiệp này đều nằm trong khuôn khổ quy định của các văn bản ký kết giữa Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO). Doanh nghiệp phái cử sau khi ký kết Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh với các đối tác Nhật Bản, tiến hành tuyển chọn và đào tạo lao động (phải là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các xí nghiệp, nhà máy, công trường... trong nước) rồi giao cho phía đối tác tuyển chọn chính thức. Các chủ sử dụng Nhật Bản yêu cầu rất cao về chất lượng tu nghiệp sinh, rất nhiều chủ sử dụng ngay cả khi chỉ nhận số lượng rất ít tu nghiệp sinh cũng bay đến Việt Nam, đích thân phỏng vấn lao động.
Toàn bộ các chi phí cho lao động trước khi đi như chi phí tuyển chọn, học tiếng Nhật, tư vấn, các thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay đi và về nước.... đều do tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản cung cấp. Theo quy định, doanh nghiệp phái cử chỉ được thu của tu nghiệp sinh một khoản tiền đặt cọc bằng một lượt vé máy bay từ Việt Nam tới Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tu nghiệp (khoảng 1.200 – 1.500 USD), song trên thực tế hiện nay khoản đặt cọc này đã lên đến 8.000 – 10.000 USD nhằm mục đích hạn chế bớt tình trạng tu nghiệp sinh ta bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc sau khi đến Nhật Bản. Việc quản lý tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản hầu như giao phó cho danh nghiệp tiếp nhận, chính phủ ta chưa thành lập Bộ phận quản lý tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp phái cử cũng chưa có
cán bộ tại chỗ để quản lý tu nghiệp sinh . Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :
Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản là đối tượng trực tiếp làm việc ở các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm và trình độ tay nghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Lao động Việt Nam nhìn chung được phía Nhật Bản đánh giá cao về khả năng tiếp thu nhanh, tính cần cù, chịu khó. Do vậy, lao động của ta thường được chủ sử dụng đối xử rất tốt và có thu nhập cao. Các tu nghiệp sinh sau khi về nước đã phát huy tốt các kinh nghiệm, kiến thức và cả thu nhập có được từ quá trình tu nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc cải tiến hiện đại hoá hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực rõ ràng ấy thì vấn đề chất lượng lao động của ta ở Nhật Bản cũng không phải là không có tồn tại phải lưu ý. Trước hết, tồn tại lớn nhất và bức xúc nhất là tình trạng tu nghiệp sinh ta tự ý phá bỏ hợp đồng, ra ngoài sống tự do, làm việc bất hợp pháp ở các doanh nghiệp khác để có mức lương cao hơn. Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng rất cao đang là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thông báo của Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), tỷ lệ tự ý bỏ hợp đồng của tu nghiệp sinh Việt Nam những năm gần đây trung bình là trên dưới 20%, gấp hơn nhiều lần tỷ lệ bỏ hợp đồng trung bình của tu nghiệp sinh các nước khác tại Nhật Bản; thời kỳ cao điểm (năm 2001) tỷ lệ này đã lên đến 28,53%. Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ Nhật, nếu tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng lên đến trên 10% thì Nhật Bản sẽ ngừng tiếp nhận tu nghiệp sinh. Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và thảo luận để tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trạng này, song cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào tỏ ra thực sự có hiệu quả. Chính vì điều đó mà các chủ sử dụng Nhật Bản không thể nhận nhiều lao động Việt Nam mặc dù rấ hài lòng về kết quả làm việc của lao động ta. Và hơn thế nữa, nếu các doanh nghiệp của ta không tìm ra giải pháp làm giảm bớt tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng thì nguy cơ đánh mất thị trường Nhật Bản là diều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản quy định tu nghiệp sinh phải là công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên. Tuy nhiên thực tế có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định này mà tiến hành tuyển lao động xã hội đưa vào xí nghiệp huấn luyện
gấp rồi giao cho phía Nhật tuyển chọn. Số lao động này không đảm bảo chất lượng, không bắt kịp với tác phong làm việc công nghiệp ở Nhật Bản, cá biệt có hiện tượng cờ bạc, đánh lộn, ăn cắp đồ trong siêu thị... đã gây ấn