Vai trò tổ chức, giáo dục, vận động hội viên nông dân trong tỉnh thực hiện

Một phần của tài liệu Hội nông dân tỉnh thái nguyên trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá (giai đoạn 1997 – 2007).pdf (Trang 57 - 59)

1. 2 Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Thái Nguyên qua các thời kì

3.2.1Vai trò tổ chức, giáo dục, vận động hội viên nông dân trong tỉnh thực hiện

hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội.

Hội Nông dân có vai trò tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, các cấp Hội đã khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. Đây chính là nguồn sức mạnh cho hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh. Mọi chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đều được các cấp Hội Nông dân tổ chức học tập, quán triệt trong hội viên. Các mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội được các cấp Hội tổ chức thực hiện. Nhiều phong trào thi đua được Hội Nông dân tỉnh phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động, nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện ở hầu khắp các địa phương. Sản xuất lương thực có bước tiến lớn, tăng trưởng kinh tế đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ với hiệu quả kinh tế ngày càng cao, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống của nông dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện đáng kể.

Hội đã tổ chức và thực hiện tốt nhiều cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn, khơi dậy và thu hút hàng vạn hội viên tham gia, đạt được nhiều thành tựu. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã phát triển sâu rộng và đạt hiệu quả cao. Đến nay, hàng trăm hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, nhiều hộ nông dân đã được giúp đỡ và tự mình vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng 3 phong trào, đó là:

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào nông dân thi đua

xây dựng nông thôn mới (phong trào này thay cho phong trào nông dân thi

đua xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng, xã văn hoá) và

Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phấn đấu để phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu có bước phát triển mới về chất, góp phần giảm hộ nghèo và ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các tố chất mới, đó là sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hoá trong thời kì hội nhập; đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau làm giàu; tạo nhiều việc làm cho người lao động, bảo đảm quyền lợi về vật chất và tinh thần; liên kết, liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh, tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng hợp tác xã ở nông thôn. Thông qua các phong trào thi đua, các cấp Hội đã tập hợp được hàng ngàn hộ nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Từ trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả và xuất hiện nhiều doanh nghiệp ở nông thôn.

Hội Nông dân đã vận động, tập hợp đông đảo lực lượng đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện và vững chắc. Kết quả đó là nhờ có sự nỗ lực của các cấp Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do nghị quyết các kì đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Để nâng cao vai trò tổ chức, giáo dục của Hội Nông dân các cấp, vấn đề đặc biệt quan trọng là phải thường xuyên củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, với chất lượng ngày càng cao. Nhận thức rõ điều đó, Hội Nông dân tỉnh chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ Hội các cấp cả về chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp vận động quần chúng, nhất là phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân","nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

",[41, tr.55]. Nhờ đó, các cấp Hội có đủ năng lực tham mưu cho cấp ủy và

phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Hội nông dân tỉnh thái nguyên trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá (giai đoạn 1997 – 2007).pdf (Trang 57 - 59)