Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của việt nam.pdf (Trang 37)

2. Những quy định trong luật của Pháp về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh

2.2.Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp

Sau khi nêu rõ những đối tượng được áp dụng các quy định về phục hồi hoạt động, Bộ luật Thương mại năm 2009 quy định khá chi tiết những vấn đề liên quan đến thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Việc phục hồi hoạt động đòi hỏi phải đáp ứng cả các điều kiện về nội dung và hình thức.

2.2.1.Điều kiện về nội dung

Điều kiện về nội dung bao gồm các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của con nợ.

Tình trạng mất khả năng thanh toán

Luật phá sản của Pháp lựa chọn tiêu chí “mất khả năng thanh toán” làm mốc cho phép mở thủ tục phục hồi hoạt động. Điều L631-1 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 quy định: “Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành đối với các doanh nghiệp khi các tài sản có sẵn không thể để bù đắp các tài sản nợ phải trả, nói một cách khác, khi doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán” (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Như vậy, tất cả các con nợ nếu có tài khoản dự trữ đủ để bù đắp các khoản nợ hoặc đã được chủ nợ gia hạn trả nợ đều không phải là đối tượng áp dụng của thủ tục này.

Khi xem xét tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo điều L631-1 nêu trên, cần làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong điều khoản này, đó là:

Tài sản có sẵn

Tài sản có sẵn là các tài sản hiện có mà doanh nghiệp có thể huy động ngay khi cần. Hiểu một cách đơn giản, tài sản có sẵn chính là số tiền mặt thực tế mà con nợ nắm giữ và các khoản tiền khác mà con nợ có thể chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ở đây cần phân biệt “tài sản có sẵn” với “tài sản có”. “Tài sản có” là khái niệm bao gồm cả các tài sản cố định và lưu động, nghĩa là

ngoài tiền mặt ra, “tài sản có” còn bao gồm cả nhà cửa, hàng hóa, các khoản phải thu và các tài sản khác … Như vậy, theo luật phá sản của Pháp, con nợ có quyền yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động ngay khi số tiền mặt thực tế mà họ có thể huy động không đủ bù đắp cho các khoản nợ phải trả cho dù tài sản có như nhà cửa, hàng hóa vẫn còn. Điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho con nợ vì khi đó, các tài sản có của con nợ vẫn còn và đó là cơ sở để thực hiện thành công các phương án phục hồi hoạt động mà doanh nghiệp đề xuất.

“Tài sản nợ”

Tài sản nợ là những khoản nợ bằng tiền và có thể đo lường được. Các khoản nợ được tính vào mục này là những khoản nợ đã đến hạn hoặc quá hạn, còn các khoản nợ chưa đến hạn thì không được tính. Cách xác định như vậy là có lợi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bởi vì nếu tính cả các khoản nợ chưa đến hạn, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khối lượng tài sản nợ quá lớn và điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.

“Không thể bù đắp”

Yếu tố thứ ba muốn khẳng định tính khách quan của tình trạng mất khả năng thanh toán là tính không thể bù đắp. Việc tài sản có sẵn không thể bù đắp tài sản nợ là một sự thật hiển nhiên và khách quan chứ không phải do chủ ý của con nợ. Quy định này muốn nhấn mạnh thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi doanh nghiệp nói riêng không dành cho các hoạt động lừa đảo và gian lận của các nhà kinh doanh.

Những quy định ở trên cho thấy việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Pháp, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Việc xác định tình trạng mất khả năng thanh toán là thủ tục đầu tiên phải thực hiện nếu muốn phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.

Thời điểm mất khả năng thanh toán

Sau khi xác định tình trạng mất khả năng thanh toán, bước tiếp theo là cần xác định thời điểm mất khả năng thanh toán. Theo điều L631-8 Bộ luật Thương mại năm 2009, “Tòa án sẽ đưa ra quyết định về thời điểm mất khả năng thanh

toán. Nếu không xác định được thời điểm này, việc mất khả năng thanh toán sẽ được tính từ ngày quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp”

(xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2).

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, theo yêu cầu của người quản lý, Tòa án, người được ủy quyền tư pháp hoặc Viện kiểm sát, có quyền lùi thời điểm mất khả năng thanh toán một hoặc nhiều lần, với điều kiện Tòa án đã nghe ý kiến hoặc đã triệu tập con nợ một cách hợp pháp. Yêu cầu thay đổi thời điểm mất khả năng thanh toán phải được đệ trình lên Tòa án trong vòng một năm kể từ ngày quyết định mở thủ tục phục hồi, tuy nhiên quyết định thay đổi phải đảm bảo:

- Thời điểm mất khả năng thanh toán không được xảy ra trước thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản nhiều hơn 18 tháng;

- Thời điểm mất khả năng thanh toán cũng không được xảy ra trước thời điểm ra quyết định cuối cùng của thỏa thuận hòa giải.

Trách nhiệm chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán thuộc về người yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động, có thể là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ, viện trưởng Viện kiểm sát hoặc chính bản thân Tòa án trong trường hợp Tòa án tự mở thủ tục 25.

2.2.2. Điều kiện về hình thức

Điều kiện về hình thức xoay quanh các vấn đề về mở thủ tục phá sản và phục hồi hoạt động.

Để phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán phải làm đơn đề nghị mở thủ tục phục hồi. Theo điều L631-3 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động là bắt buộc. Đơn này phải được gửi tới Tòa án. Điều L631-3 quy định những đối tượng được quyền nộp đơn xin mở Thủ tục phục hồi gồm: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ nợ, viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Tòa án tự mở thủ tục. Việc nộp đơn đề nghị mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp được quy định rất chi tiết. Cụ thể:

Trường hợp nộp đơn của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ thời điểm mất khả năng thanh toán 26

. Trong thời gian này, con nợ vẫn có quyền yêu cầu mở thủ tục hòa giải.

Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không chỉ là quyền mà còn là một nghĩa vụ bắt buộc đối với con nợ nếu họ muốn phục hồi hoạt động. Nếu con nợ cố tình không tuyên bố tình trạng mất khả năng thanh toán, Tòa án có thể tuyên bố “phá sản cá nhân”, theo đó “cấm con nợ không được tham gia quản lý, điều hành, lãnh đạo, dù là gián tiếp hay trực tiếp, bất kỳ một hoạt động kinh doanh, thủ công, nông nghiệp hoặc bất kỳ một hoạt động nghề nghiệp độc lập nào” 27 (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Hình phạt này áp dụng đối với con nợ là các cá nhân hoặc lãnh đạo của một pháp nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc yêu cầu mở thủ tục phá sản và thủ tục phục hồi phải được đưa lên Tòa án có thẩm quyền và phải nộp kèm theo các giấy tờ, văn bản cần thiết, trong số đó có các giấy tờ về tình trạng tài sản có sẵn, tài sản có và tài sản nợ của con nợ và giấy tờ liên quan đến số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp được lập trong vòng không quá một tháng 28

.

Trường hợp chủ nợ nộp đơn đề nghị phục hồi hoạt động

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp của chủ nợ được quy định trong khoản 5 điều L631 Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, theo đó “thủ tục phục hồi hoạt động có thể được mở theo yêu cầu của chủ nợ, không phụ thuộc vào bản chất của khoản cho vay” (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Tuy nhiên trong trường hợp con nợ đã ngừng hoạt động nghề nghiệp đó, đơn yêu cầu phải được thực hiện trong vòng một năm kể từ ngày con nợ bị xóa tên trong “Sổ Thương mại và Doanh nghiệp” (Registre du commerce et des sociétés) đối với pháp nhân có đăng ký; hoặc kể từ ngày ra quyết định kết thúc thủ tục thanh lý đối với pháp nhân không đăng ký; hoặc kể từ ngày ngừng hoạt

26 Điều L631, Bộ Luật Thương mại Pháp năm 2009

27 Điều L653-8, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009

động đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủ công, nông nghiệp hoặc hoạt động nghề nghiệp độc lập.

Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi mang hình thức của một đơn kiện ra tòa. Trong trường hợp này, việc chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ thuộc về trách nhiệm của chủ nợ. Tuy nhiên, chủ nợ sẽ không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi nếu hai bên đang thực hiện thủ tục hòa giải.

Trường hợp Viện kiểm sát nộp đơn đề nghị phục hồi hoạt động

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thủ tục phục hồi của Viện kiểm sát được nêu trong điều L631-5 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009. Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ nộp đơn yêu cầu đó cho Tòa án, trong đó thể hiện rõ những lý do của yêu cầu này. Sau đó, Tòa án sẽ triệu tập cả con nợ kèm theo đơn yêu cầu của Viện kiểm sát.

Cũng giống như đối với chủ nợ, Viện kiểm sát không thể yêu cầu mở thủ tục phá sản khi con nợ đang thực hiện thủ tục hòa giải.

Trường hợp Tòa án tự mở Thủ tục phục hồi hoạt động

Luật phá sản cũng cho phép Tòa án tự mở thủ tục phục hồi hoạt động một cách mặc nhiên mà không cần yêu cầu từ phía các bên 29

. Để thực hiện điều này, Tòa án phải nắm được các thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, những thông tin này có thể được công bố bởi chính con nợ hoặc bởi bên thứ ba. Tòa án bắt buộc phải triệu tập con nợ trước khi tuyên bố mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.

2.3. Các bƣớc tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Thủ tục tiến hành phục hồi hoạt động của doanh nghiệp gồm 3 giai đoạn: giai đoạn mở thủ tục, giai đoạn quan sát và giai đoạn quyết định.

2.3.1. Giai đoạn mở thủ tục phục hồi

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi và xem xét sự đầy đủ về các điều kiện về mở thủ tục phục hồi, Tòa án sẽ ra quyết định mở Thủ tục phục hồi

hoạt động của doanh nghiệp và thành lập các cơ quan liên quan đến giai đoạn mở thủ tục này.

Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra rất nhiều quyết định phức tạp: quyền quản lý doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ, tìm ra một giải pháp quyết định cho doanh nghiệp (phục hồi hay thanh lý) … , chính vì vậy, thủ tục phục hồi đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều cơ quan với sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và công việc phải thực hiện. Theo luật của Pháp, hệ thống các cơ quan tham gia vào quá trình này được phân chia làm hai bộ phận: Cơ quan ra quyết định và Cơ quan giám sát. Mỗi cơ quan lại có các bộ phận khác nhau, đảm trách các chức năng khác nhau trong quá trình tiến hành các thủ tục (xem sơ đồ 3).

Sơ đồ 3:

Hệ thống các cơ quan tham gia vào quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo luật của Pháp

Nguồn: Tác giả tự sơ đồ hóa từ việc tham khảo sách: “Entreprise en difficultés - Redressement judiciaire -

Sơ đồ 3 cho thấy sự tham gia của rất nhiều cơ quan vào quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Đó là:

Cơ quan ra quyết định

Cơ quan ra quyết định về việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp gồm có các cơ quan pháp luật và cơ quan chuyên môn trợ giúp.

Cơ quan pháp luật

Thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nói riêng là một thủ tục pháp lý, chính vì vậy, các cơ quan pháp luật tham gia vào thủ tục này đóng vai trò quan trọng nhất. Hơn nữa, quá trình phục hồi doanh nghiệp luôn gặp phải sự mâu thuẫn về lợi ích của các đối tượng khác nhau, vì vậy, chỉ có các cơ quan pháp luật, với các công cụ riêng của mình, mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng và cưỡng chế thi hành các quyết định đó. Tùy trường hợp cụ thể, các quyết định có thể được đưa ra bởi Tòa án (Tribunal), Chánh án Tòa án (Président du Tribunal) hoặc Thẩm phán-giám sát(Juge-commissaire). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp và trong suốt quá trình thực hiện thủ tục, Tòa án có quyền quyết định cao nhất. Tòa án chỉ định, giao nhiệm vụ và đình chỉ hoạt động của các cơ quan chính tham gia vào quá trình phục hồi doanh nghiệp, đặc biệt là Thẩm phán - giám sát, người quản lý tư pháp, người đại diện tư pháp. Tòa án cũng có thể chỉ định một hoặc một vài giám định viên để trợ giúp cho người quản lý tư pháp trong quá trình tiến hành thủ tục. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra các quyết định quan trọng nhất như quyết định ban hành kế hoạch phục hồi, hủy bỏ kế hoạch phục hồi và tuyên bố thanh lý công ty.

Chánh án Tòa án được trao cho một số thẩm quyền riêng để có thể đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn một khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hội đồng doanh nghiệp hoặc các người đại diện nhân sự của doanh nghiệp có thể gặp trực tiếp Chánh án để trình bày các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó, Chánh án có quyền đưa ra các quyết định mở thủ tục phục hồi hay thanh lý.

hoạt động. Tòa án có thể chỉ định nhiều hơn một Thẩm phán - giám sát tùy theo sự phức tạp của vụ việc. Theo điều L621-9 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, nhiệm vụ của Thẩm phán - giám sát là theo dõi quá trình diễn ra thủ tục phục hồi doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích trước mắt. Thẩm phán - giám sát đóng vai trò trung gian giữa Tòa án và các cơ quan chuyên môn trợ giúp, là người có quyền chỉ định các chủ nợ giám sát để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ quan chuyên môn trợ giúp

Cơ quan chuyên môn trợ giúp bao gồm những người trực tiếp tiếp xúc với các bên của thủ tục phục hồi là con nợ và chủ nợ. Người trực tiếp làm việc và phụ trách con nợ là Người quản lý tư pháp (Administrateur judiciaire) và Người phụ trách các vấn đề liên quan đến chủ nợ là Người được ủy quyền tư pháp (Mandataire judiciaire).

Người quản lý tư pháp được chỉ định bởi Tòa án theo quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động. Nhiệm vụ của Người quản lý tư pháp là theo dõi và trợ giúp

Một phần của tài liệu Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của việt nam.pdf (Trang 37)