hiện cũng đang rất thiếu những cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ quốc gia. Vì vậy chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn . Rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa chịu đầu tư chi phí cho xây dựng thương hiệu và Marketing, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội thuộc loại cao nhất thế giới. Để ngành công nghiệp phần mềm Hà Nội có thể phát triển và chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì cần phải có tầm nhìn toàn cầu, đặt sự phát triển của ngành phần mềm Hà Nội trong phần mềm thế giới, coi nhân lực phần mềm là một sản phẩm đặc biệt mà Hà Nội có lợi thế cạnh tranh, có khả năng cung cấp với một số lượng lớn và chiếm vị trí cao. Ngoài ra cũng cần quốc tế hoá các chương trình và quy trình đào tạo.
Các doanh nghiệp trong ngành phần mềm chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành này. Vì vậy doanh nghiệp nên đầu tư để nâng cao quy trình quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế , nâng cao quy mô và trình độ nhân lực, tăng cường liên kết hợp tác nước ngoài, đầu tư mạnh cho công tác Marketing và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Đó chính là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để chúng ta có những sản phẩm dịch vụ phần mềm tốt nhất, chất lượng nhất cho xuất khẩu mang thương hiệu riêng cho mỗi doanh nghiệp.
2.1.3: Lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội Nội
*Lợi thế:
+ Sự ổn định về an ninh chính trị: Thành phố Hà Nội là một trong những nơI có độ ổn định cao về chính trị và ít có các nguy cơ khủng bố. Ưu thế này cùng với địa lý là thủ đô của Việt Nam, nằm trong khu vực Châu á, một khu vực hiện đang được đánh giá là năng động nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Hà Nội sẽ là một điểm đến hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài đầu tư mở các chi nhánh và công ty sản xuất gia công phần mềm xuât khẩu.
+ Nhân công rẻ, ham học hỏi, cầu tiến: Với khoảng 34% dân số ở độ tuổi 15 – 34 đảm bảo cho Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ. Khả năng về Logic và
Toán học của sinh viên rất tốt là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển Công nghệ thông tin. So với nhiều nơi trên thế giới giá nhân công ở Hà Nội rẻ hơn từ 25 – 40%. Lao động Công nghệ thông tin có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc với cường độ cao.
+ Sự hỗ trợ của Thành Phố: Thành phố rất chú trọng việc phát triển công nghệ phần mềm. Có rất nhiều chính sách ưu đãi phát triển công nghệ phần mềm, như các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách ưu đãI về thuế đất, thuê có sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phần mềm…
*Hạn chế:
+ Chưa thu hút được các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn nước ngoài đầu tư vào việc gia công phát triển phần mềm ở Hà Nội: Mặc dù Hà Nội đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm xuất khẩu, nhưng các chính sách này chưa hoàn toàn hoàn thiện, bên cạnh đó việc triển khai các chính sách này nhiều khi còn khó khăn, cơ sở hạ tầng xây dựng còn yếu kém, giao thông không thuận tiện. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá thuế đất v.v… cũng thường gặp những cản trở khi thực thi. Những khó khăn trên là những trở ngại làm giảm sút đáng kể sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
+ Trình độ lực lượng lao động phần mềm còn thấp: Lực lượng lao động phần mềm trong mấy năm qua có gia tăng về số lượng nhưng chất lượng thì còn quá thấp so với yêu cầu của thị trường nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Các lập trình viên của Hà Nội nói chung thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về các kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, đặc biệt rất yếu về ngoại ngữ là một yêu cầu thiết yếu trong việc làm gia công phần mềm xuất khẩu. Chúng ta cũng đặc biệt thiếu các lao động phần mềm cao cấp như các chuyên gia phân tích hệ thống, người thiết kế giải pháp thống kê, các quản trị viên dự án, giám đốc dự án. Sự kém chất lượng của lực lượng lao động là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội chưa giành được nhiều dự án gia công phần mềm với các công ty nước ngoài. + Môi trường phát triển doanh nghiệp: Một trong những hạn chế lớn của Hà Nội là vấn đề bản quyền phần mềm. Hà Nội là một trong những thành phố được
xếp đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền (BSA, 2008). Vị trí này tạo ra một hình ảnh rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn có mốt số điều kiện môi trưòng không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ phần mềm theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Hà Nội chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bản quyên phần mềm và các dịch vụ khác.
+ Năng lực của các doanh nghiệp phần mềm còn yếu: Các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội nói chung đều có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về khả năng quản lý, quy trình sản xuất lẫn tiếp thị bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường. Các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh, ít có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, thị trường sản phẩm chồng chéo. Những yếu điểm này cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiêp phần mềm Hà Nội trên thị trường thế giới thấp.
+ Cơ sở hạ tầng viễn thông Internet: Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông rộng và giảm cước dịch vụ viên thông và Internet tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp phần mềm Hà Nội khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài.
+ Khả năng quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường: Công nghiệp phần mềm hà Nội hiện đang rất yêu về khả năng quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều chưa đủ khả năng và cũng chưa đầu tư thích đáng cho việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình. Thành phố cũng chưa đầu tư nhiều cho việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá, Marketing để tạo một vị trí cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trên thị trường gia công phần mềm thế giới. Trong tổng số ngân sách vốn đã rất khiêm tốn dành cho phần mềm của Hà Nội thì chi phí cho tiếp thị, tìm
kiếm thị trường, tham gia các buổi hội chợ, hội nghị lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 20%). Cụ thể Hà Nội có rất ít buổi thuyết trình về công nghiệp phần mềm; thiếu những tờ rơi, quảng bá hoặc các trang Web về cách thức xuất khẩu và các đơn vị xuất khẩu phần mềm Hà Nội; không có các chương trình nghiên cứu cho từng thị trường xuất khẩu cụ thể; khả năng tiếp thị và thuyết trình quảng cáo về sản phẩm rất thấp, nhất là khả năng quảng cáo ở thị trường quốc tế. Chính khả năng tiếp thị kém, không am hiểu thị trường là một trong những yếu điểm chủ yếu dẫn đến tình trạng doanh số xuất khẩu của Hà Nội chỉ nằm ở một con số khiêm tốn.