Nhân công (N)

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt của công ty TNHH VMC Hoàng Gia, công suất 205m3/ngày đêm (Trang 87)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.3.3 Nhân công (N)

 Trạm xử lý cần có 2 công nhân vận hành trong 1 ca, hệ thống hoạt động 24/24 giờ nên tổng nhân công là 6 công.

 Lương tháng của mỗi công nhân là: 2,500,000 đồng x 3 = 7,500,000 đồng/tháng.  Chi phí nhân công tính trong một ngày: N = 7,500, 000 / 30 = 250,000 (VNĐ/ngày)

5.4 Chi phí xử lý 01m3 nƣớc thải

 Tổng chi phí vận hành trong 1 ngày

TCP = chi phí khấu hao +chi phí hóa chất+chi phí điện năng+chi phí nhân công. TCP = 21,400+15,050+148,000+250,000 = 434,450 đồng.

 Tổng chi phí xử lý cho 1m3 nước thải.

Tcp = TCP/Q = 434,450/205 = 2,119; (Đồng /m3

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

CHƢƠNG 6: THI CÔNG VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH 6.1. Thiết kế và thi công trạm xử lý nƣớc thải

6.1.1. Trình tự thực hiện cơ bản của việc xây dựng trạm xử lý.

Các công tác thực hiện việc xây dựng trạm xử lý nước thải của công ty TNHH VMC Hoàng Gia được thực hiện theo trình tự sau:

1. Khảo sát hiện trạng 2. Thiết kế trạm xử lý 3. Thi công xây dựng 4. Nhập khẩu thiết bị

5. Gia công và lắp ráp thiết bị. 6. Lắp đặt thiết bị

7. Lắp đặt hệ thống điện kỹ thuật

8. Lắp đặt hệ thống đường ống cấp và thoát nước bên trong hệ thống xử lý 9. Vận hành khởi động hệ thống, vận hành ổn định, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành trạm xử lý nước thải.

6.1.2. Đặc điểm của việc thực hiện công trình

Tất cả các trạm xử lý nước thải khi được xây dựng luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận thiết kế và thi công, cũng như giữa các ngành xây dựng, cơ khí, công nghệ.

Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với bên cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan tới quá trình thi công công trình như: lắp đặt đường ống cấp nước, cấp điện tới chân công trình; kiểm tra, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ.

6.1.3. Lực lượng thi công

Nguồn nhân lực trực tiếp thi công tại công trình bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân của các bộ phận liên quan bao gồm:

 Cấp quản lý (Kỹ sư)

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

- Kỹ sư xây dựng

 Công nhân kỹ thuật

- Thợ đường ống - Thợ cơ khí - Thợ lắp máy - Thợ điện - Thợ xây dựng - Kỹ thuật viên vận hành

6.1.4. Biện pháp thi công

Việc tổ chức thi công được tiến hành theo phương pháp phân đoạn, phân đợt khái quát như sau:

 Xây dựng cơ bản: Xây dựng bể, nhà điều hành;

 Chế tạo các thiết bị: Giỏ chắn rác, bồn lọc áp lực, ke đỡ ống…

 Mua tất cả các thiết bị máy móc, đường ống công nghệ, dây diện..  Lắp đặt các thiết bị;

 Lắp đặt hệ thống điện kỹ thuật;

 Chạy thử không tải, hiệu chỉnh hệ thống và các thông số công nghệ;  Chạy khởi động hệ thống cho đến khi hệ thống hoạt động ổn định;  Hướng dẫn, đào tạo vận hành, và chuyển giao công nghệ cho công ty  Quản lý, quan trắc hệ thống hệ thống theo quy định.

6.1.5. Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật

 Từ thiết kế đến thi công

Căn cứ vào bản vẽ mặt bằng tổng thể và các bản vẽ chi tiết, xác định hiện trạng mặt bằng sẽ xây dựng các hạng mục xây dựng: kích thước, cao trình, vị trí. Xác định các sai số trong thiết kế và thực tế để thống nhất với công ty phương án giải quyết.

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

Dựa trên các bảng vẽ thiết kế cơ bản đã có, lập các bảng vẽ triển khai cụ thể để chế tạo, gia công và lắp đặt các thiết bị, tủ điện điều khiển, đường ống kỹ thuật, đường dây điện...

 Gia công các thiết bị

Tất cả thiết bị sắt thép đều được sơn bảo vệ chống ăn mòn hoá học.

Tất cả các thiết bị sau khi gia công sẽ được chạy thử kiểm tra trước khi đưa đi lắp đặt

 Lắp đặt hệ thống thiết bị, đường ống công nghệ.

Việc lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ được tiến hành sau khi đã định vị chính xác vị trí các thiết bị và các cao độ

Trong quá trình thi công, cao trình đường ống sẽ được kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ để đảm bảo chính xác

Phần lớn các đường ống công nghệ là ống inox SUS304 và ống nhựa uPVC Các đường ống công nghệ được cố định bằng móc nhựa, móc inox. Các đường ống có cao độ âm (<0) so với mặt đất hiện hành thì sẽ đi chìm và san lấp lại mặt bằng. Các đường ống ngầm chỉ được lấp sau khi đã thử nước và xử lý các chổ rò rỉ

 Lắp đặt hệ thống đường điện kỹ thuật.

Tất cả thiết bị điện, dây điện được chọn lựa phù hợp với công suất thiết bị và đảm bảo an toàn cho các động cơ và người sử dụng.

Tất cả các dây điện đều được đi trong máng dẫn hay ống uPVC. Hạn chế tối đa các mối nối dây điện trên đường dẫn

Đối với các động cơ ở xa tủ điều khiển, ngoài thiết bị bảo vệ tại tủ điều khiển trung tâm còn có cầu dao cắt động cơ tại vị trí thuận tiện để cắt điện khi cần thiết

Các động cơ điện sẽ hoạt động theo 2 chế độ: tự động và điểu khiển bằng tay.

 Công tác chạy thử không tải

Công tác chạy thử không tải được tiến hành ngay sau khi toàn bộ hệ thống xử lý lắp đặt xong và được tiến hành bằng nước sạch

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

Trong quá trình chạy thử, các thông số như áp lực, cường độ dòng điện làm việc của các động cơ, lưu lượng bơm... được theo dõi và điều chỉnh thích hợp.

 Công tác khởi động hệ thống

Trong công tác này một số kỹ thuật chuyên môn được thực hiện như cấy bùn hoạt tính, đo đạt các thông số pH, BOD, SS, ... của nước thải đầu vào và ra trong từng công đoạn xử lý nhằm xác định hiệu quả xử lý của hệ thống cuả từng công đoạn. Đồng thời cũng qua đó điều chỉnh các thông số hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống xử lý. Công tác này được xem là hoàn tất khi các thông số hoá lý của nước thải sau xử lý đạt yêu cầu.

6.2. Quản lý và vận hành trạm xử lý nƣớc thải

6.2.1. Giai đoạn khởi động

Bể SBR

 Chuẩn bị bùn

Lựa chọn bùn chứa các vi sinh vật làm nguyên liệu cấy vào bể SBR có ý nghĩa quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả xử lý của bể. Bùn sử dụng là loại bùn xốp có chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và khóang hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tùy theo tính chất và điều kiện môi trường của nước thải mà sử dụng bùn hoạt tính cấy vào bể xử lý khác nhau.

Nồng độ bùn ban đầu cần cung cấp cho bể hoạt động là 1g/l - 1,5g/l. Do đó thể tích bùn cần thiết cho bể khoảng 20m3.

 Kiểm tra bùn

Chất lượng bùn: Bông bùn phải có kích thước đều nhau. Màu của bùn là màu nâu. Tuổi của bùn không quá 3 ngày.

Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành kiểm tra chất lượng và thành phần quần thể vi sinh vật của bể định lấy bùn sử dụng trước khi lấy bùn là 2 ngày.

 Vận hành

Muốn vận hành bể SBR trước hết phải cấy nguyên liệu là vi sinh vật vào. Quá trình phân hủy hiếu khí và thời gian thích nghi của các vi sinh vật diễn ra trong bể SBR

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

thường diễn ra rất nhanh, do đó thời gian khởi động bể rất ngắn. Các bước tiến hành như sau:

+ Kiểm tra hệ thống nén khí, các van cung cấp khí. + Cho bùn hoạt tính vào bể.

Trong bể SBR, quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH của nước thải, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số pH, nhiệt độ, nồng độ BOD, nồng độ MLSS, SVI, DO được kiểm tra hàng ngày. Chỉ tiêu BOD5, nitơ, photpho chu kỳ kiểm tra 1lần/ tuần.

Cần có sự kết hợp quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày.

6.2.2. Giai đoạn vận hành

Bể SBR

Đối với hoạt động bể SBR giai đoạn khởi động rất ngắn nên sự khác với giai đoạn hoạt động không nhiều. Giai đoạn hệ thống đã hoạt động có số lần phân tích ít hơn giai đoạn khởi động.

Ngoài ra cần quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày.

6.2.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý xử lý

Nhiệm vụ của trạm xử lý nước thải là, bảo đảm xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn quy định một cách ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới sự phá hủy chế độ hoạt động bình thường của các công trình xử lý nước thải, nhất là các công trình xử lý sinh học. Từ đó dẫn đến hiệu quả xử lý thấp, không đạt yêu cầu đầu ra.

Những nguyên nhân chủ yếu phá hủy chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý nước thải bao gồm:

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

- Nguồn cung cấp điện bị ngắt.

- Tới thời hạn không kịp thời sữa chữa đại tu các công trình và thiết bị cơ điện.

- Công nhân kỹ thuật và quản lý không tuân theo các quy tắc quản lý kỹ thuật, kể cả kỹ thuật an toàn.

Quá tải có thể do lưu lượng nước thải chảy vào trạm vượt quá lưu lượng thiết kế do phân phối nước và bùn không đúng và không đều giữa các công trình hoặc do một bộ phận các công trình phải ngừng lại để đại tu hoặc sữa chữa bất thường.

Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của từng công trình. Ngoài các số liệu về kỹ thuật còn phải chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của các công trình. Để định rõ lưu lượng thực tế cần phải có sự tham gia chỉ đạo của các cán bộ chuyên ngành.

Khi xác định lưu lượng của toàn bộ các công trình phải kể đến trạng thái làm việc tăng cường, tức là một phần các công trình ngừng để sữa chữa hoặc đại tu. Phải bảo đảm khi ngắt một công trình để sữa chữa thì số còn lại phải làm việc với lưu lượng trong giới hạn cho phép và nước thải phải phân phối đều giữa chúng.

Để tránh quá tải, phá hủy chế độ làm việc của các công trình, phòng chỉ đạo kỹ thuật - công nghệ của trạm xử lý phải tiến hành kiểm tra một cách hệ thống về thành phần nước theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng. Nếu có hiện tượng vi phạm quy tắc quản lý phải kịp thời chấn chỉnh ngay.

Khi các công trình bị quá tải một cách thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ nước thải phải báo lên cơ quan cấp trên và các cơ quan thanh tra vệ sinh hoặc đề nghị mở rộng hoặc định ra chế độ làm việc mới cho công trình. Trong khi chờ đợi, có thể đề ra chế độ quản lý tạm thời cho đến khi mở rộng hoặc có biện pháp mới để giảm tải trọng đối với trạm xử lý.

Để tránh bị ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập.

6.2.4. Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn

 Tổ chức quản lý

Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

tùy thuộc vào công suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải cả mức độ cơ giới và tự động hóa của trạm.

Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý.

Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ đó.

Đối với tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.

Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trước.

Nhắc nhở những công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa sai sót.

Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về bộ phận kỹ thuật của trạm xử lý nước thải.

Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh các công trình và dây chuyền đó.

Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.

 Kỹ thuật an toàn

Khi công nhân mới làm việc phải đặc biết chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

Mọi công nhân phải được trang bị quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động khác. Ở những nơi làm việc cạnh các công trình phải có chậu rửa, tắm và thùng nước sạch.

6.2.5 Bảo trì

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra.

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

 Hệ thống đường ống:

Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoăc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.

 Các thiết bị: Máy bơm:

Hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:

+ Nguồn điện cung cấp có bình thường không. + Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không. + Động cơ bơm có bị cháy hay không.

Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.

Máy thổi khí:

Hàng ngày vận hành máy thổi khí nên kiểm tra lượng khí vào bể có đủ hay không. Khi máy thổi khí hoạt động nhưng đủ lượng khí cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:

+ Xem sự đóng mở của các van điều khiển có hoàn toàn hay chưa. + Xem nhớt trong máy còn trong khoản cho phép hay không.

Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Minh Hát GVHD: Ths. Võ Hồng Thi

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài những nội dung mà đồ án đã lam duoc bao gồm:

- Thu thập, khảo sát được các số liệu về thành phần và tính chất đặc trưng của nước thảisinh hoạt nói chung và nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH VMC Hoàng Gia nói riêng.

- Từ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thu thập được đã đưa ra các sơ đồ công nghệ để lựa chọn phương án xử lý phù hợp sau khi phân tích ưu nhược

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt của công ty TNHH VMC Hoàng Gia, công suất 205m3/ngày đêm (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)