II- Quản lý rác thải
4. Nội dung của dự án
4.1. Nâng cao năng suất xử lý rác từ 15.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm.
Nhà máy được xây dựng từ năm 1991 do chương trình phát triển của
Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ với công suất thiết kế 30.000 m3 rác đã phân loại/năm để làm ra 7.500 tấn phân hữu cơ/năm. Nhà máy đã hoạt động tốt và đang cung cấp phân bón hữu cơ cho nông nghiệp và trồng cây cảnh. Tuy nhiên đây chỉ là một cơ sở thí điểm (philot) có công suất nhỏ, chỉ đảm bảo
xử lý được 3 - 5% tổng lượng rác thải của thành phố.
Với dự án nâng cấp nhà máy công suất của nhà máy đạt tới 13.260 tấn
phân hữu cơ/năm nghĩa là tăng 76,8% so với trước đây.
4.2. Đầu tư bổ sung các thiết bị tuyển lựa phân loại để đồng bộ thiết
bị cho nhà máy nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện điều kiện vệ sinh cho người lao động.
Sơ đồ công nghệ tóm tắt của dây chuyền sản xuất như sau:
Phế thải hữu cơ đã được phân loại sơ bộ:
Tại nguồn > cân điện tử > phân loại thủ công > trên băng
xí máy > lên men đống tĩnh có gió thổi cưỡng lúc điều chỉnh tự động
> ủ chín > sàng thô > tinh chế > bổ sung N, P, K > đóng bao.
Tồn tài chính của nhà máy hiện tại là:
- Khu nạp nguyên liệu và tuyển lựa hiệu quả rất kém.
Việc nạp rác khó vào được tiến hành bằng phương pháp thủ công
không có bộ phận điều tiết và rất hẹp vì vậy năng suất nạp nguyên liệu thấp
và không ổn định từ đó mặc dù có băng chuyền tuyển lựa nhưng việc tuyển
lựa được tiến hành hoàn toàn thủ công nên không phân loại được các hạt
nhỏ, thuỷ tinh và kim loại sắt vì vậy chất lượng vật liệu đưa vào lên men
không thuần khiết tốn công vận chuyển, việc thu hồi vật liệu không đạt yêu cầu, sản phẩm còn lại bị lẫn tạp chất.
- Khu tinh chế và khu hoàn thiện hiện nay chưa có. Công việc sàng lọc
hoàn toàn thủ công phần tinh chế có một máy tự trang tự chế không đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Mặc dù có trang bị máy vê viên nhưng do trong
thực tế không sử dụng máy vê viên.
- Môi trường làm việc ở các công đoạn tuyển lựa, phân loại không đảm bảo sức khoẻ cho công nhân vì phải làm bằng thủ công.