III.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ ĐẦU TƯ.

Một phần của tài liệu Tài liệu lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư - nhóm 2 docx (Trang 35 - 47)

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ:

III.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ ĐẦU TƯ.

1.Lý thuyết số nhân đầu tư:

Theo khái niệm về số nhân đầu tư thì :Số nhân đầu tư cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị đầu tư.

Số liệu được tổng hợp của Việt Nam trong thời gian qua được thể hiện ở bảng sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 1485038 1658389 Đầu Tư 151183 170496 200145 239246 290927 343135 404712 532093 616735 708826 K __ 2.05 1.84 2.0 1.98 2.37 2.19 1.33 4.03 1.88

(Bảng số nhân đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2001-2009)

Từ số liệu thực tiễn Việt Nam ở bảng trên ta có thể thấy số nhân đầu tư ở nước ta luôn lớn hơn 1. Điều đó chứng tỏ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến theo lý thuyết số nhân đầu tư.

2.Lý thuyết gia tốc đầu tư:

Theo lí thuyết này, để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau :

x =

YK K

Trong đó x là hệ số gia tốc đầu tư.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDP 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 1485038 1658389Đầu Đầu

X 0.34 0.35 0.37 0.39 0.4 0.41 0.42 0.47 0.42 0.43

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, thực tiễn Việt Nam, hệ số gia tốc đầu tư x có xu hướng tăng chứ không phải là một con số cố định như trong lý thuyêt, vì trên thực tế hệ số gia tốc đầu tư luôn luôn biến đổi do ảnh hưởng của các nhân tố khác. Mặt khác, sự gia tăng của hệ số gia tốc đầu tư cũng cho thấy việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tức là để tạo ra một mức sản lượng nhất định thì đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn.

Phải nói rằng thực trạng này cũng đang là một sự bất cập trong nền kinh tế Việt Nam. Trong khi tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn, thiếu vốn cho các doanh nghiệp, chúng ta phải đi vay, tìm các nguồn viện trợ để phát triển đất nước, thì chúng ta lại phải sử dụng quá nhiều vốn để tạo ra một dơn vị sản lượng. Rõ ràng, chúng ta đã không sử dụng 1 cách có hiệu quả các nguồn vốn đó. Vấn đề dặt ra là tại sao chúng ta không sử dụng những lợi thế của đất nước như nguồn lao động dồi dào,các điều kiện tự nhiên, chính trị xã hội để vì mục tiêu phát triển, mà chúng ta lại sử dụng các nguồn lực đất nước còn thiếu phải đi vay để phát triển

3.Khó khăn tìm kiếm vốn doanh nghiệp thời lạm phát:

Theo lý thuyết quỹ nội bộ thì quy mô vốn đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.Dự án nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn vi lợi nhuận cao,thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn.Nguồn vốn có thể huy động cho đầu tư bao gồm:lợi nhuận giữ lại,tiền trích khâu hao,đi vay các loại trong đó bao gồm cả phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu.Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khâu hao là nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp còn đi vay và phát hành trái phiếu hay bán cổ phiếu là nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp.

Trong tình hình kinh tế lạm phát hiện nay doanh nghiệp tư nhân cũng như dân nghèo là hai đối tượng "nhạy cảm" nhất.Trong khi giá cả mọi mặt hàng đều tăng (trừ mỗi cước viễn thông) và ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất và hạn chế cho vay thì tình trạng của doanh nghiệp lại càng “bi đát” hơn lúc bao giờ.

Những khó khăn này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt là gì? Đó là phải huy động vốn ở mọi kênh, sự phát triển bị hạn chế, và phải chịu áp lực của ngoại tệ.

Doanh nghiệp phải huy động vốn bằng mọi cách

Khi các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay, lựa chọn khách hàng cũng như lựa chọn các dự án đầu tư, các doanh nghiệp khi ấy "mạnh ai nấy lo", tự huy động vốn từ mọi nguồn bằng mọi khả năng của mình: "Thắt lưng buộc bụng", huy động trên thị trường bằng cổ phiếu, vay tín chấp... Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.Khi doanh nghiệp không huy động hiệu quả từ nguồn vốn bên ngoài thì các DN phải

Giảm thiểu tối đa chi phí: Doanh nghiệp thường "thắt lưng buộc bụng" bằng việc tạm thời cắt giảm chi phí cạnh tranh, các chi phí quản lý và đãi ngộ nhân viên, các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất, chi phí quảng bá hình ảnh... Đây là một chương trình ngắn hạn và hiệu quả làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên xét về lâu dài cách này mang lại nhiều tác động không tốt tới tình hình phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, điều này gây xói mòn những nỗ lực cải thiện cạnh tranh về lâu dài. Đôi khi việc cắt giảm lại “vô tình loại bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳng đi” ví dụ như một vài năng lực quan trọng sẽ mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong muốn. Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những việc gia tăng chi phí ở các khu vực khác.

Huy động từ các quỹ đầu tư:Ngoài việc phải trả lãi suất ngân hàng 1,5 %/tháng (tương đương 18%/năm) còn phải trả thêm phí thu xếp vốn vay là 0,4 %- 0,5 %/ tháng - lãi suất thực đã đội lên tới 24%/năm (tăng thêm 2% so với trước đây). Việc tăng lãi suất cho người kinh doanh vay vốn làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó việc doanh nghiệp vay vốn lại càng khó khăn hơn khi các ngân hàng Thương mại buộc phải lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án... Nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguồn vốn từ thị trường: Vay vốn ngân hàng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn khác đó là những nguồn vốn trực tiếp mang tính chất

thị trường, như: phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu nội bộ, cổ phần hoá… Hoặc là vay tín chấp bằng cách huy động nguồn vốn thông qua người nhà, vay trực tiếp trên thị trường không thông qua ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên hay là kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng hoặc ngân hàng... Các giải pháp này tuy giúp ngăn chặn nạn đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán nhưng không khả quan mấy và không lâu dài nhất là khi tình hình thị trường cổ phiếu đang sụt giảm. Với những DN cần vốn dài hạn và các dự án đầu tư lớn, nếu không có đủ vốn đế đáp ứng kịp thời sẽ rất dễ gây đổ bể.

Doanh nghiệp bị hạn chế phát triển

Khó khăn nữa của doanh nghiệp là bị kiềm chế sự phát triển. Tình hình tài chính yếu kém nên vấn đề nợ đọng trong doanh nghiệp càng tăng. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy tạo vốn dễ đưa doanh nghiệp tới các việc làm tiêu cực: đầu cơ, buôn lậu... Vấn đề thiếu nhân sự cũng mang lại nhiều tổn thất lớn cho nhà đầu tư.

Nợ đọng tăng cao, mất cơ hội hợp tác và đầu tư: Trong bối cảnh thiếu vốn làm ăn, chuyện các doanh nghiệp sử dụng vốn của các đối tác, khách hàng là điều không tránh khỏi. Bên phía doanh nghiệp thì tìm đủ mọi cách để thu tiền đúng thời hạn, nếu không được thì càng sớm càng tốt để còn tái đầu tư. Bên phía khách hàng thì viện ra đủ thứ lý do để trì hoãn việc thanh toán hóa đơn... Ngoài ra còn vấn đề nợ quá hạn ngân hàng vì khi trả thì cũng chưa vay lại ngay được. Tình hình này kéo dài sẽ tác động rất xấu đến tính phát triển bền vững của các doanh nghiệp.Vì nó đặt doanh nghiệp vào thế bị động về tài chính và làm mất đi nhiều cơ hội hợp tác đầu tư khác của doanh nghiệp.

Dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, trồn thuế, buôn lậu: Thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ sức đầu tư dài hạn. Họ sẽ tập trung nhiều vào những lĩnh vực không tạo ra nhiều năng lực sản xuất cũng như giá trị gia tăng thậm chí là đầu cơ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa. Giá cả mặt hàng này sẽ theo đó mà đội lên nhiều lần so với giá của thế giới và giá trị thực của nó. Điều này còn ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực giảm lạm phát của chính phủ. Ví dụ như giá thành các loại gạo đầu tháng 5/2008 đều tăng lên gấp đôi giá trị thực gây nhiều hoang mang trong lòng người dân. Ngoài ra đó là nạn nhập lậu để trốn thuế tăng lợi nhuận. Điều này cũng tác động tới lạm phát không kém vì đây là hình thức làm cho đồng đô la chảy ngược không kiểm soát.

Thiếu nhân sự: Việc không đủ nhân sự gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong thời kỳ tài chính khó khăn nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không có khả năng tăng lương và các chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên. Để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, người tài năng và các cán bộ nhân viên lũ lượt xin nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội ở các mảnh đất màu mỡ hơn như công ty liên doanh, nước ngoài... nơi các chế độ đãi ngộ dành cho họ tốt hơn. Doanh nghiệp lại phải tiếp tục tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự. Điều này gây tâm tư hoang mang trong bộ phận nhân sự và gây cho chủ doanh nghiệp nhiều tổn thất về thời gian cũng như về kinh phí đào tạo và giá trị sản xuất.

Doanh nghiệp chịu áp lực của tỉ giá ngoại tệ

Nền kinh tế Mỹ lạm phát kéo theo giá trị của đồng ngoại tệ giảm sút nên các doanh nghiệp sản xuất nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của áp lực tỉ giá ngoại tệ. Đó là chênh lệch của việc đổi USD sang VND và các khó khăn trong giao dịch ngân hàng. Bên cạnh đó là nguy cơ đứng bên bờ phá sản nếu nhà nước và doanh nghiệp không tìm được lối thoát để giảm áp lực này.

Chịu tỉ giá chênh lệch USD/VND cao, giao dịch ngân hàng khó khăn:Mặc dù Ngân hàng Nhà nước thông báo giá mua USD là 15.8 nhưng trong 1 USD ấy doanh nghiệp xuất khẩu lại phải trả 2% phí cho NH. Như vậy họ chỉ còn lại 15.5, 15.4 hoặc 15.3 thậm chí có ngân hàng còn không chịu mua đô. Những lúc cần USD để mua nguyên phụ liệu sản xuất thì Doanh nghiệp lại không được phép vay bằng USD (vì Ngân hàng không đảm bảo được yếu tố kinh doanh có lợi cho USD).

Thiệt hại lớn và có nguy cơ phá sản: Các DN xuất khẩu đặc biệt là các DN dệt may đã và đang chịu thiệt hại hàng tỷ đồng khi chi phí sản xuất “đội” giá gấp nhiều lần. Tiền USD thu về từ xuất khẩu bị mất giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận, quy mô sản xuất bị thu hẹp và doanh nghiệp sẽ chuyển sang lãnh vực kinh doanh khác. Mới đây có 2 DN của ngành đã tuyên bố phá sản. Theo bà Đặng Phương Dung - GĐ điều hành Tập đoàn Vinatex, nếu Chính phủ không có biện pháp hỗ trợ thì không riêng Vinatex mà rất nhiều DN sản xuất khác sẽ gặp nạn trong Quý II năm nay

Qua đó các doanh nghiệp có thể chọn cách dùng nguồn vốn là quỹ nội bộ của các doanh nghiệp đề đầu tư nhằm duy trì sản xuất để đưa doanh nghiệp qua khỏi cơn giai đoạn này.Các DN có thể học theo cách làm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã từng làm trong thời kỳ 1999-2000 để cứu công ty mình khỏi sự phá sản đó là :lãnh đạo công ty phát động CBNV toàn công ty tham gia ý

kiến,hiến kế giải quyết khó khăn và đi đến nhất trí không vay vốn ngân hàng,đồng ý chưa lĩnh tiền thưởng của cả năm 1994 mà góp thêm một số tiền chưa dùng tới để công ty “vay” làm vốn đầu tư.Và đó là một cách huy động vốn nội bộ táo bạo của quản lý doanh nghiệp.

4.Đầu tư khu vực nhà nước còn chưa hiệu quả:

Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Hay nói cách khác, hệ số ICOR là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất.

Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2009 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66 và năm 2009 có thể lên tới 8 mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 17 năm (1991-2008), hệ số ICOR tăng 2,3 lần. Ngay cả mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa. Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.

(Theo tạp chí kinh tế và phát triển)

ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Chỉ so với năm 2008, hệ số ICOR năm 2009 đã tăng 17,5%. “Những nỗ lực của chúng ta trong việc nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến tình hình kém hơn". Và gắn với hệ số cao ấy, là nguy cơ lạm phát trở lại. Năm 2009, khi nền kinh tế Việt Nam chậm lại, nguy cơ đó chưa rõ ràng, nhưng năm tới, khi kinh tế phục hồi, nếu không có giải pháp sớm, cơ thể kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với đợt sốt mới.

Icor của mỗi nước phục thuộc nhiều yếu tố,thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.Ở các nước phát triển Icor thường cao từ 6-10 do thừa vốn,thiếu lao động,vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động,do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao.Trong khi đó các nước đang phát triển thì Icor thường thấp từ 3-5 do thiếu vốn,thừa lao động nên có thể sử dụng lao động thay thế cho vốn,do sử dụng công nghệ kém hiện đại,giá rẻ.Trong khi đó Việt Nam lại

Một phần của tài liệu Tài liệu lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư - nhóm 2 docx (Trang 35 - 47)