Hoàn thiện các quy định về nội dung chính sách

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN-ĐỀ TÀI : "THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI" docx (Trang 86 - 87)

- Quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm chưa phù hợp

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về nội dung chính sách

Việc hoàn thiện chính sách BHTG cần quy định cụ thể với các nội dung chủ yếu như:

- Thứ nhất, bổ sungvốn cho Tổ chức BHTG

Hiện nay, theo quy định vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỷ đồng trong khi nguồn vốn được cấp thực tế của tổ chức BHTG là 1.000 tỷ đồng bởi vậy áp lực tăng vốn của tổ chức BHTG ở Việt Nam là rất lớn, để chính sách BHTG mang tính khả thi năng lực tài chính của Tổ chức BHTG phải đủ nguồn lực để thực hiện chức năng của mình. Vì vậy, phải đảm bảo đầy đủ và chi tiết lộ trình tăng vốn điều lệ cho tổ chức BHTG lên mức 10.000 tỷ đồng để tương xứng với mức vốn điều lệ của các ngân hàng để kịp thời ứng phó khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, cần có quy định cụ thể để tổ chức BHTG có kế hoạch để Quỹ dự trữ tài chính tăng trưởng ổn định tương ứng với mức tăng trưởng tiền gửi được bảo hiểm, tích luỹ dự phòng nguồn lực đủ mạnh có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, từng bước gia tăng năng lực đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

- Thứ hai, quy định về mô hình tổ chức BHTG

Chính sách BHTG quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước do Chính phủ thành lập và có mối quan hệ với một số cơ quan quản lý Nhà nước khác, tuy nhiên lại chưa quy định rõ ràng về cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý và kiểm soát Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đồng thời

chưa xác định rõ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc mô hình tổ chức là doanh nghiệp Nhà nước hay là một tổ chức trực thuộc Chính phủ. Theo kinh nghiệm quốc tế, để đảm bảo có được một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hữu hiệu, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải là một tổ chức độc lập, trực thuộc Chính phủ. Tổ chức này cần có chức năng và quyền hạn như một cơ quan chính phủ, bao gồm cả quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy các nhà soạn thảo luật cần bổ sung quy định về việc xác định rõ vị trí pháp lý của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.

- Thứ ba, quy định về tổ chức tham gia BHTG

Ngoài các tổ chức tín dụng, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép nhận tiền gửi theo quy định của pháp luật thì một số tổ chức như: Ngân hàng chính sách xã hội, Tiết kiệm bưu điện, công ty Bảo hiểm nhân thọ, Công ty uỷ thác đầu tư chứng khoán đều có hoạt động huy động vốn từ các cá nhân nhưng tất cả các tổ chức này đều chưa bị bắt buộc tham gia BHTG. Trong trường hợp những tổ chức này gặp rủi ro thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền sẽ không được đảm bảo. Bởi vậy, đây cũng là một vấn đề mà chính sách BHTG cần phải xem xét để sửa đổi và bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là tất cả những tổ chức có hoạt động huy động tiền gửi của các cá nhân thì cần phải bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN-ĐỀ TÀI : "THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI" docx (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w