Bảng 4. Dung lượng bộ nhớ video và khả năng hiển thị màn hình Bảng 5. So sánh các loại bộ nhớ dành cho bộ nhớ video

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Bảo trì và nâng cấp PC pdf (Trang 27 - 61)

bộ nhớ khác nhau. Bảng 5 cho ta thấy một số khác biệt giữa các bộ nhớ video.

Bảng 5. So sánh các loại bộ nhớ dành cho bộ nhớ video

Bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự (DAC - Digital to Analog Converter). Bộ chuyển đổi này còn được gọi là RAMDAC, có nhiệm vụ biến đổi hình ảnh thành tín hiệu analog để màn hình có thể hiển thị. Một vài card đồ họa có nhiều hơn một bộ RAMDAC, do đó tăng tốc độ xử lý và hỗ trợ hiển thị nhiều màn hình.

Cùng với bàn phím và chuột, màn hình là một thiết bị không thể thiếu được trong máy vi tính. Công nghệ chế tạo và ứng dụng của màn hình rất đa dạng. Chương trình này chỉ đề cập kỹ đến các loại màn hình thông dụng:

♦ Màn hình tia âm cực (CRT- cathode ray tube),

♦ Màn hình tinh thể lỏng (LCD - liquid crystal display), ♦ Màn hình plasma (plasma display).

10. Card mạng (Network adapter) và Modem Card mạng:

Thiết bị đầu tiên cần để xây dựng mạng là card mạng (Network Interface - Card NIC). Mỗi máy tính trong mạng cần một NIC. NIC cùng với driver thực hiện 2 chức năng chính: truyền và nhậ thông tin ở dạng data frame. Trên NIC phải có một đầu nối với cáp mạng, thông dụng nhất là loại BNC (viết tắt của bayoner connector) dùng cho cáp đồng trục và RJ45, dùng cho cáp dạng dây đên thoại. NIC còn phụ thuộc vào loại mạng dùng mà thông dụng nhất ngày nay là loại Ethernet (10Mbit/s), Fast Ethernet (100Mbit/s) và Gigabit Ethernet (1000Mbit/s).

Modem:

Cùng với đà sử dụng máy tính trong những năm qua, việc máy tính này cần giao tiếp với máy tính khác là chuyện hiển nhiên xảy ra. Modem ra đời với việc ứng dụng mạng lưới điện thoại có sẵn để kết nối các máy tính đặt xa nhau. Ví dụ, kết nối một máy tính cá nhân tại nhà với máy tính đặt tại nơi làm việc, với hệ thống ngân hàng trong nước, hoặc với bảng thông báo điện tử, mà phổ biến nhất ngày nay là truy cập Internet.

Những modem hiện đại truyền dữ liệu với tốc độ từ 28800 bit/s đến 57600 bit/s, tốc độ này hiện nay được coi là hơi chậm, do vậy mới ra đời modem với công nghệ ADSL.

Phần 2: Bảo trì và nâng cấp máy tính I. Bảo trì máy tính

Trong quá trình vận hành và sử dụng máy tính cũng như các loại máy móc nói chung và các thiết bị điện – điện tử nói riêng cần được bảo trì để có được trạng thái làm việc tốt nhất có thể.

Việc bảo trì máy tính là quá trình kiểm tra lại các linh kiện điện, điện tử, cơ học cấu thành hệ thống máy tính và các phần mềm ứng dụng (bao gồm cả hệ điều hành) được cài đặt trên máy tính.

1. Bảo trì phần cứng.

1.1. Các dụng cụ cần thiết

Tua – nơ – vit. Kìm mỏ dài. Nhíp.

Mỏ hàn, thiếc hàn và nhựa thông. Đồng hồ vạn năng.

Chổi lông mềm. Bóng thổi hơi. Quạt thổi bụi.

Vòng đeo tay bằng kim loại có dây nối đất. Khăn mềm.

Dung dịch tẩy rửa: cồn 90º, dung dịch RP7… Cục tẩy bút chì.

Bìa cứng. Tăm bông. Dầu bôi trơn. Keo tản nhiệt.

1.2. Các bước bảo trì

Trước khi bắt tay vào thực hiện bảo trì máy tính việc đầu tiên cần làm là ngắt nguồn điện vào hệ thống máy tính. Khi tháo thùng máy và tháo các linh kiện trong đó cần phải đeo vòng đeo tay bằng kim loại và đầu dây nối đất phải được tiếp đất, mục đích để tránh việc sốc tĩnh điện cho các linh kiện trong thùng case.

Màn hình hiển thị là một bộ phận rất quan trọng với một hệ thống máy tính, trong quá trình sử dụng và do điều kiện môi trường màn hình máy tính có thể bị bụi, dính bẩn lên màn hiển thị. Việc bảo trì là cần thiết để màn hình luôn làm việc trong điều kiện tốt nhất, sau đây là các bước bảo trì màn hình:

Bước 1: tháo dây cấp nguồn cho màn hình. Bước 2: tháo cáp nối VGA ra khỏi màn hình.

Bước 3: dùng chổi lông mềm và quạt thổi bụi cọ sạch bụi ở các khe thoát nhiệt sau màn hình.

Bước 4: vệ sinh màn hình hiển thị với dung dịch tẩy rửa và khăn mềm.

Bước 5: vệ sinh chân cắm cấp nguồn bằng dung dịch RP7 hoặc cồn 90º. Tẩm cồn vào đầu chiếc tăm bông lau vào các chân tiếp xúc nguồn điện.

Bước 6: vệ sinh chân cắm VGA bằng chổi lông mềm.

1.4. Bảo trì thùng máy

Thùng máy là vỏ bọc bảo vệ, giá đỡ, cung cấp các giắc cắm âm thanh, usb mở rộng và có chức năng tản nhiệt cho các linh kiện được lắp ráp bên trong. Thùng máy cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ bụi bẩn của môi trường hoạt động. Sau đây là các bước bảo trì thùng máy:

Bước 1: Sử dụng dụng cụ tháo rời các linh kiện trong thùng máy đặt ra ngoài. Trong quá trình tháo các linh kiện cần phải nhẹ tay để tránh làm hỏng các linh kiện. Nếu gặp phải trường hợp gặp phải những chiếc ốc bị rỉ có thể sử dụng dung dịch RP7 xịt vào chân ốc đó để có thể dễ dàng vặn hơn.

Bước 3: kiểm tra các dây cắm panel của thùng máy có bị đứt hay không, nối lại hoặc thay thế nếu có dây dẫn bị đứt.

Bước 4: kiểm tra và vệ sinh các cổng USB, audio nằm trên thùng máy bằng dung dịch cồn 90º.

Bước 5: kiểm tra các bóng đèn báo power LED, hdd LED. Nếu bóng bị hỏng (vỡ hoặc cháy) có thể sử dụng mỏ hàn, thiếc, nhựa thông để thay thế bóng đèn mới phù hợp.

Bước 6: kiểm tra các công tắc power, reset. Thay thế các công tắc này nếu gặp phải trường hợp bị kẹt cứng, hỏng…

1.5. Vệ sinh ổ đĩa quang (ổ đĩa CD/DVD)

Trong quá trình hoạt động ổ đĩa có thể bị kẹt do bám bụi, hoặc vết bẩn vô tình khiến cho mắt đọc làm việc không tốt. Sau đây là các bước bảo trì ổ đĩa quang:

Bước 1: Dùng khăn mềm và chổi lông lau sạch bụi bám bên ngoài ổ đĩa.

Bước 2: vệ sinh mắt đọc của ổ đĩa bằng cách tháo nắp bảo vệ của ổ đĩa, sử dụng dung dịch lau màn hình LCD tẩm vào đầu tăm bông gòn mềm để làm sạch mắt đọc.

Bước 3: bôi trơn thanh chuyển động của ổ đĩa bằng dầu bôi trơn nếu bị bó cứng. Bước 4: đóng nắp bảo vệ ổ đĩa quang.

Bước 5: Làm sạch các chân cấp nguồn, chân cắm IDE của ổ đĩa bằng chổi lông, dung dịch cồn 90º được tẩm vào đầu chiếc tăm bông.

Dùng chổi lông, vải mềm, dung dịch cồn và tăm bông vệ sinh bên ngoài ổ, các chân nối nguồn điện, chân cắm IDE. Trong quá trình vệ sinh vần phải hết sức nhẹ tay để tránh làm hỏng ổ do va đập.

1.7. Bảo trì RAM

RAM là một bộ phận rất quan trọng trong máy tính, do phải liên tục hoạt động trong quá trình vận hành máy tính dẫn tới hiện tượng nóng lên của RAM, bụi bẩn từ môi trường bám vào làm cho khả năng tỏa nhiệt ra ngoài môi trường kém đi, khả năng tiếp xúc giữa chân RAM với khe cắm trên mainboard cũng bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn làm cho tiếp xúc giữa chúng kém đi dẫn tới hiện tượng lỏng RAM. Do đó việc vệ sinh sạch bụi cho RAM là cần thiết. Sau đây là các bước bảo trì RAM:

Bước 1: dùng ngón tay gạt đẩy 2 lẫy giữ và rút thanh RAM ra khỏi vị trí khe cắm.

Bước 3: dùng cục tẩy cọ các chân tiếp xúc, có thể dùng dung dịch cồn 90º tẩm vào đầu tăm bông để cọ những vết bẩn bám chặt.

1.8. Bảo trì mainboard

Bước 1: Tháo toàn bộ các dây cắm, card mở rộng, RAM, CPU ra khỏi mainboart. Vặn các vít cố định mainboard với thùng máy ra, sau đó nhấc ra khỏi thùng máy.

Bước 2: Dùng chổi lông quét đồng thời sử dụng bóng hơi để làm sạch bụi bẩn bám trên mainboard.

Bước 3: Dùng giấy cứng gấp lại, chổi lông làm sạch khe cắm RAM, khe cắm card mở rộng.

Bước 4: Sử dụng chổi lông, dung dịch cồn 90º tẩm vào đầu tăm bông vệ sinh những chân kết nối của main (chân cắm VGA, USB…).

Bước 6: dùng tăm bông tẩm dung dịch cồn 90º để vệ sinh các chân cắm nguồn, các chân cắm panel, USB, Audio có trên mainboard.

1.9. Bảo trì CPU, cánh tản nhiệt và quạt tản nhiệt

CPU là linh kiện tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy tính nên việc bảo trì hệ thống tản nhiệt cho CPU là rất cần thiết để có thể hoạt động ổn định và an toàn nhất. Sau đây là các bước bảo trì:

Bước 1: Dùng tay xoay hoặc cạy lẫy giữ quạt và cánh tản nhiệt CPU ra khổi mainboard, lấy “cụm” cánh tản nhiệt cùng với quạt ra ngoài.

Bước 2: dùng ngón tay gạt lẫy giữ CPU sau đó lấy CPU ra ngoài.

Bước 4: thêm dầu bôi trơn cho quạt.

Bước 5: lắp CPU vào slot CPU trên mainboard (chú ý lắp đúng chiều).

Bước 6: để tăng khả năng tiếp xúc để giải nhiệt giữa CPU với cánh tản nhiệt cần thêm keo tản nhiệt cho CPU.

Bước 7: lắp cánh tản nhiệt và quạt gió vào vị trí.

Bước 8: dùng tay xoay hoặc gạt lẫy để cố định cụm cánh tản nhiệt và quạt tản nhiệt vào vị trí.

1.10. Bảo trì card đồ họa (Card VGA)

Bước 1: Tháo ốc cố định cố dịnh card đồ họa ra khỏi thùng máy.

Bước 2: Dùng ngón tay gạt lẫy giữ card đồ họa đồng thời nhấc card đồ họa ra khỏi mainboard.

Bước 4: Dùng tẩy bút chì làm sạch các chân tiếp xúc của card với khe cắm PCI. Bước 5: Bôi keo tản nhiệt cho GPU.

2. Bảo trì phần mềm.

2.1.1. Cấu trúc vật lý

Ổ đĩa cứng bao gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản như sau:

Đĩa từ:

Thường được cấu tạo bằng nhôm hoặc thủy tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chữa dữ liệu.

Tùy theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hay mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau.

Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau.

Trục quay:

Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.

Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch – bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có thể gây ra sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc ghi không chính xác.

Là một động cơ điện có tốc độ cao được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa để tạo ra chuyển độc của các đĩa từ.

Cụm đầu đọc:

Đầu đọc (head): đầu đọc đơn giản được cẫu tạo gồm lõi frerit (trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các cộng nghệ mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ dày đặc hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo ứng dụng công nghệ mới. Đầu đọc đĩa chúng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hóa lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu. Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa là chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn với trường hợp ví dụ hai đĩa chỉ sử dụng 3 mặt).

Cần di chuyển đầu đọc/ghi : cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay). Các cần di chuyển đầu đọc di chuyển đồng thời với nhau do chúng gắn trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khii đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng một vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại. Sự di chuyển có thể thực hiện theo hai phương thức:

 Sử dụng động cơ bước để chuyển động.  Sử dụng cuộn cảm để di chuyển bằng lực từ.

Bo mạch của ổ đĩa: toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ cứng. Toàn bộ việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm.

Track (rãnh) : Có thể coi mỗi mặt đĩa cứng là một trường hai chiều: cao và rộng. Theo kiểu hình học này thì dữ liệu được ghi vào các vòng tròn đồng tâm, phân bố từ trục quay ra tới rìa đĩa. Mỗi vòng trong đồng tâm trên đĩa gọi là track. Thông thường,mỗi đĩa có từ 312 đến 2048 rãnh. Track là một tập hợp bao gồm một số sector nhất định nhưng dung lượng từng track khác nhau có độ lớn từ trong ra ngoài (Track 0>track 1 >track 2 >…>track N>track N+1).

Sector (cung từ): Mỗi track là một vòng tròn dữ liệu có tâm là tâm của trục quay đĩa từ. Một track chia thành rất nhiều cung, người ta gọi các cung này là sector (cung từ). Sector là vùng vật lý chứa dữ liệu nhỏ nhất trong ổ cứng kể cả khi đọc và ghi. Thông thường thì 1 sector chứa được 512 byte dữ liệu (US Windows). Mỗi track đều chia thành một lượng sector nhất định. Tuy nhiên, vì các track bên ngoài bao

giờ cũng lớn hơn các track phía trong (gần trục) cho nên càng vào sâu các track phía trong thì dung lượng mà 1 sector có thể chứa được càng thấp.

Cấu trúc của sector :

Sector header (thông tin cơ bản) : lưu trữ các thông tin về vị trí đầu đọc , cylinder, và số thứ tự vật lý của sector. Nó cũng đảm nhận luôn nhiệm vụ xác định sector có sử dụng được hay không hoặc sector nào sẽ lưu dữ liệu thay cho sector này. Thông tin cuối cùng mà sector header cung cấp chính là giá trị của việc kiểm tra lỗi dữ liệu tuần hoàn (hay còn gọi là lỗi chẵn lẽ CRC), giá trị này giúp cho các chương trình xác định được sector header có chính xác hay không.

Góc rỗng (GAP) : đối với một sector sự có mặt của góc rỗng là rất cần thiết. Góc rỗng cung cấp cho đầu đọc/ghi một khoảng thời gian nhất định để nó có thể chuyển từ việc đọc dữ liệu trên sector sang ghi dữ liệu. Khi đọc dữ liệu, đầu từ sẽ bỏ qua góc rỗng.

Dữ liệu: Thông thường khi ta format đĩa cứng duới nền Windows hoặc DOS thì một sector có thể chứa được 512 byte dữ liệu. Phần cuối cùng của vùng dữ liệu này chứa thông tin về mã sửa lỗi (ECCs), dùng cho việc phát hiện và sửa lỗi.

Góc rỗng mở rộng (Inter-GAP): Góc rỗng cung cấp cho đầu từ một khoảng thời gian nhất định đễ đầu từ chuyển đổi từ việc “đọc dữ liệu ” sang “ghi dữ liệu” trên cùng 1 sector. Còn góc rỗng mở rộng thì cung cấp cho đầu đọc 1 khoản thời gian nhất định để đầu đọc có thể chuyển từ việc “ghi trên 1 sector này” sang “đọc sang sector kết tiếp”. Tương tự như Góc rỗng, khi đọc dữ liệu đầu đọc bỏ qua Góc rỗng mở rộng.

Cylinder bao gồm những track có chung một tâm và đồng trục nằm trên những mặt đĩa từ.

Số sector trên một track: khi sản xuất ra đĩa cứng nhà sản xuất luôn ghi rõ ràng những thông số liên quan đến ổ cứng trong đó có phần số sector trên một track (sector per track). Những ổ cứng hiện đại ngày nay sử dụng rất nhiều kích cỡ khác

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Bảo trì và nâng cấp PC pdf (Trang 27 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w