CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
3.1. Những chủ thể tham gia trong quá trình giao dịch của nghiệp vụ cho thuê tài chính.
cho thuê tài chính.
Trong quá trình giao dịch của nghiệp vụ CTTC thường có sự tham gia của nhiều chủ thể. Đồng thời giữa các bên có sự liên đới trong nhiều lĩnh v ực theo những chức năng vai trò nhất định
Một giao dịch CTTC thường có sự tham gia hay liên quan tới các bên sau đây:
- Người cho thuê (công ty leasing hay nhà chế tạo có trực tiếp cho thuê sản phẩm của họ hay các định chế tài chính có kinh d oanh dịch vụ này)
- Người thuê ( các doanh nghiệp hay thể nhân )
- Người cho vay (ngân hàng hay các định chế tài chính khác) - Người cung cấp ( nhà chế tạo thiết bị hay nhà cung cấp)
- Các cơ quan quản lý Nhà nước ( ngân hàng nhà nước, cơ quan thuế, tòa án…)
- Hệ thống pháp luật…
Người cho thuê (Lessor)
Là nhà tài trợ vốn cho người thuê, là người sẽ thanh toán toàn bộ giá trị mua bán thiết bị theo thỏa thuận giữa người thuê và nhà cung cấp và là chủ sở hữu tài sản về mặt pháp lý. Trong trường hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê cũng đồng thơi là nhà cung cấp thiết bị.
Người thuê (Lessee)
Là khách hàng thuê mua thiết bị, tài sản của người cho thuê hay là người nhận sự tài trợ tín dụng của công ty thuê. Người thuê cũng là người có quyền sử dụng, hưởng dụng những lợi ích do tài sản đem lại và có trách nhiệm trả những khoản tiền thuê theo thỏa thuận.
Nhà chế tạo hay nhà cung cấp ( Manufacturer or supplier)
Là người cung cấp tài sản, thiết bị theo thỏa thuận với người thuê và theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán thiết bị đã kí kết với người cho thuê.
Người cho vay (Lender)
Là một định chế tài chính hay là một người nào đó cho người cho thuê vay một phần của khoản tiền mua sắm thiết bị để cho thuê.
Các cơ quan quản lý Nhà nước:
Là cơ quan công quyền như Ngân hàng Nhà nước, cơ quan công chứng, tòa án, cơ quan thuế… Những cơ quan này có trách nhiệm giám sát và kiểm soát việc tuân thủ các quy định của luật pháp. Đồng thời công nhận tính hợp pháp của giao dịch thuê mua, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và xét xử, giải quyết các tranh chấp.
Hệ thống luật pháp:
Là những văn bản luật chi phối các hoạt động thuê mua, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tất cả các bên có liên quan trong hoạt động CTTC. Những văn bản này tạo ra môi trường pháp lý để các giao dịch CTTC hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội.
Đối tượng của các giao dịch CTTC:
Các loại tài sản, thiết bị thường được sử dụng trong các giao dịch CTTC rất đa dạng và có sự phát triển không ngừng, được chia thành 2 loại chính:
•Bất động sản: là các loại tài sản không thể di chuyển vị trí của
chúng (ví dụ : nhà cửa,văn phòng, cửa hàng kinh doanh, nhà máy,nhà xưởng…). Thời hạn cho thuê của các loại tài sản này thường từ 1 vài năm tới 20-30 năm.
•Động sản: là các loại tài sản có thể di chuyển vị trí của chúng, chủng
loại của các loại tài sản này cũng rất đa dạng (ví dụ: dụng cụ, trang thiết bị văn phòng…) có đời sống hữu ích 1-2 năm hoặc những tài sản có tuổi thọ hàng vài chục năm… Các loại bất động sản thường được sử dụng trong hoạt động thuê mua là:
- Bàn ghế làm việc
- Các máy móc thiết bị văn phòng - Xe ô tô, xe lửa, tàu thuyền.
Thời hạn thuê của các loại động sản cũng tương tự như bất động sản.