1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng: * Pháp khủng bố và Mị dân sau phong trào 1930-1931.
+ Pháp tiến hành đàn áp , khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng
- Các cơ quan lãnh đạo của Đảng , cơ sở CM bị phá vỡ , hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại , tù chính trị bị giam tại Hỏa Lò, Khám lớn , Côn Đảo …..
- Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đãng, các Xứ Ủy bị bắt . + Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân : - Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ . - Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình .
- Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng . - Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
* Hoạt động khôi phục phong trào : Phong phú về hình thức và nội dung:
- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
- Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động , thả tù chính trị , bỏ các thứ thuế bất công , củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng .
- Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo … - Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra …
- Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố .
- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại. - Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.3-1935 tại M a cao
* Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước .
- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
- Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ai Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
* Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …
Bài 15
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936−1939I. Tình hình thế giới và trong nước. I. Tình hình thế giới và trong nước.
1. Tình hình t hế giới:
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa: Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
2.Tình hình trong nước :
a. Chính trị :
- Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị ,nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
b. Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư , khai thác thuộc địa để bùđắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp . đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp .
- Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa , trồng cao su, đay, gai, bông …
- Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
- Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu., thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng , xuất khoáng sản và nông sản .
Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội :đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp - Công nhân: thất nghiệp, lương giảm. - Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào… - Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép .
- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
- Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
- Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .