Chiến lược phân phối:

Một phần của tài liệu nước ngoài đầu tư vào việt nam (Trang 49 - 50)

Chương 3 Phân tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam:

3.3.2.4.3. Chiến lược phân phối:

Như đã phân tích ở trên, KFC vào Việt Nam bằng master franchise thông qua thành lập công ty liên doanh KFC Việt Nam, do đó việc mở các cửa hàng phân phối tại Việt Nam sẽ do công ty KFC Việt Nam bỏ vốn ra. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống và chiến lược phân phối của KFC? Đầu tiên, KFC sẽ linh hoạt hơn trong việc mở các nhà hàng tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội… trong việc chọn thời gian, địa điểm mở. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh của KFC so với các đối thủ. Bên cạnh đó, giá cho một hợp đồng nhượng quyền theo quy định của công ty mẹ là 1 triệu USD, chưa kể các chi phí mà người mua nhượng quyền phải bỏ ra như trang trí quán, mua sắm trang thiết bị, thuê mướn nhân viên ban đầu. Phải kể thêm, pháp luật về nhượng quyền tại Việt Nam vào những năm đầu khi KFC vào Việt Nam chưa được chặt chẽ. Do đó, để cạnh tranh được với các sản phẩm thức ăn nhanh thay thế tại Việt Nam và các ông lớn trên thế giới, KFC đã tạo sự khác biệt cho mình trong chiến lược phân phối, thông qua kết chuỗi.

Về địa điểm phân phối, khác với đối thủ lớn của mình là Lotteria thường có các cửa hàng tại các ngã ba, ngã tư, mặt tiền đường lớn, thì KFC chọn các địa điểm để mở các cửa hàng là các tòa nhà, siêu thị, nhà sách, trung tâm thương mại như Parkson, Diamond Plaza, Siêu thị Maximark, Coop Mark, Big C… Lợi thế của các địa điểm này là đây là nơi có nhiều người ghé đến để mua sắm hoặc làm việc tại các tòa nhà, và các đối tượng đến đây đa số là giới trung lưu trở lên, đúng là nhóm khách hàng mục tiêu mà KFC nhắm tới. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam phát triển không đủ nhanh, nên gần đây KFC Vietnam phải thuê những căn nhà ở mặt đường để mở nhà hàng riêng. Tiêu chí chọn mặt bằng của KFC là địa điểm nằm ở các khu trung tâm đô thị.

Hiện tại, tổng số lượng nhà hàng KFC là 75, trong đó có 47 nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh, 16 nhà hàng ở Hà Nội, còn lại ở Biên Hòa, Hải Phòng, Vũng Tàu, Huế, Đaklak, Cần Thơ. Dự kiến cuối năm 2010 sẽ có 100 nhà hàng trên khắp cả nước.

Một phần của tài liệu nước ngoài đầu tư vào việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w