Do hít nhiều khí bụi. Khả năng hấp thụ oxy sẻ giảm và bệnh nhân sẻ có hiện tượng thở ngắn, gắp trong các hoạt động phải dùng đến sức lực. Các chất gây bệnh bụi phổi: silic tinh thể, amiang, berili…
Môi trường sinh thái đất:
Thay cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật: Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây hoa, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
• Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải – hóa chất.
• Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng các chất, các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.
• Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.
• Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí như khói, khí, bụi...
• Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội .
Giảm lượng CTR tại nguồn.
Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn.
Phát triển công nghệ mới.
Phân loại rác tại nguồn.
Cần phải coi trọng việc phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải – hóa chất.
Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost.
Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học.
Xã hội hoá công tác quản lý chất thải – hóa chất.
Xây dựng các chính sách về tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và quản lý chất thải – hóa chất trong xã hội.
Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về quản lý chất thải – hóa chất và bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
Vận dụng hệ thống pháp luật xử phạt đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung, làm tổn hại ảnh hưởng đến môi trường để người dân hiểu và thực hiện theo pháp luật.