CÂU HỎI DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập thi TN môn Địa lý (Trang 31 - 33)

Câu 71: Trình bày một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống và phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta

Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống:

- Thu nhập:

+Có sự phân hóa thành 5 nhóm

+ Thu nhập bình quân chung cả nước 484400 đ/người, trong đó nhóm thu nhập thấp bằng 1/8 nhóm thu nhập cao

+ Thành thị thu nhập cao gấp 2 lần nông thôn

+ Đông Nam Bộ thu nhập cao nhất, Tây Bắc thu nhập thấp nhất

- Xóa đói giảm nghèo:Được nhà nước đặc biệt quan tâm và được LHQ đánh giá cao: Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh từ 13,33%( 1990) lên 6,9% (2004)

* Về văn hóa- giáo dục:

- Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ 90,3%

-Năm học 2006-2007 cả nước có 16,2 triệu HS phổ thông

-Mạng lưới trường phổ thông phát triển rộng : Năm 2005 có 255 trường cao đẳng, đại học với gần 1,4 triệu SV

* Về y tế và chăm sóc sức khỏe:

- Ngành y tế phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và đội ngũ cán bộ

- Năm 2005 cả nước đạt nhiều thành tựu: Thọ: 71,3 tuổi; tỷ lệ xã phường có trạm y tế 99%; Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch 62%

Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống:

- Xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng xã hội - Tạo việc làm, tăng thu nhập

- Nâng cao dân trí và năng lực phát triển - Bảo vệ môi trường

Câu 72: Trình bày vốn đất đai nước ta:

Đất đai là nguồn vốn quý, là tư liệu sán xuất của nông, lâm , ngư nghiệp, địa bàn cư trú và xây dựng cơ sở CN

- Cần phải sử dụng hợp lý đất đai: Vì dân số nước ta đang tăng nhanh, nhu cầu đất ở tăng; đất lại đang ngày càng bị suy thoái

- Hiện trạng và xu hương chuyển dich đất tự nhiên: + Đất nông nghiệp : Đang tăng nhờ khai hoang cải tạo + Đất lâm nghiệp: Đang tăng, nhờ trồng rừng

+ Đất chuyên dùng và đất ở: Đang tăng, do dân số tăng, đô thị hóa + Đất chưa sử dụng: Đang giảm do chuyển dịch sang các mục đích khác

Câu 73:Trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp:

- Đất nông nghiệp gồm 5 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất dùng vào chăn nuôi

- Ở đồng bằng:

* ĐB sông Hồng:

+ Bình quân thấp 0,04ha/người

+ Khả nang mở rộng hạn chế khoảng 2 vạn ha

+ Hướng sử dụng: Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản

*ĐB sông Cửu Long: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bình quân đầu người cao nhất nước 0,15ha/người + Khả năng mở rộng lớn

+ Hướng sử dụng: Cải tạo đất chua ở Tháp Mười, Long Xuyên; cải tạo đất bãi ven biển; phát triển thủy lợi

* ĐB duyên hải Miền Trung:

+ Bình quân đầu người thấp dưới 0,05 ha/người + Khả năng mở rộng không đáng kể

+ Hướng sử dụng: Ở Bắc Trung Bộ trồng rừng vùng đồi và ven biển; Nam Trung Bộ xây dựng các công trình thủy lợi để giữ nước; tận dụng đất cát biển để nuôi trồng thủy sản

-Ở Trung du miền núi:

Do địa hình dốc, khả năng xói mòn lớn và dự trữ nước khó nên hướng sử dụng: + Trồng cây CN lâu năm, trồng rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi + Nơi có nước tưới làm ruộng bậc thanh trồng lúa

+ Xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển giao thông, cơ sở chế biến nông sản

Câu 74: Trình bày những đặc điểm cơ bản về công nghiệp chế biên nông, lâm thủy sản

* Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:

- CN xay xát: Phát triển nhanh, sản lượng tăng 15,6tr lên 39,4 tr tấn. Phân bố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp

- CN mía đường: Phát triển nhanh, chủ yếu dựa vào nguyên liệu địa phương, sản lượng đường tăng từ 2,7 vạn tấn lên 1,1 triệu tấn. Phân bố ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Dương, tây Ninh - CN chế biến chè: Sản lượng 12,7 vạn tấn. Phân bố ở TDMN Bắc Bộ

- CN chế biến Cà phê: Sản lượng 84 vạn tấn. Phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ - CN chế biến thuốc lá: Số lượng 4 tỷ bao. Phân bố ở TP HCM, Hà Nội, Biên Hòa

- CN chế biến rượu bia: Số lượng 200 triệu lít rượu, 1,5 tỉ lít bia. Phân bố ở Hà Nội, Hải Phòng. TPHCM, Đà Nẵng

* CN chế biến sản phẩm chăn nuôi:

- Chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa - Sản lượng khoảng 350 triệu hộp/ năm

- Phân bố ở Mộc Châu, Ba Vì, Hà Nội, TPHCM * CN chế biến thủy hải sản:

- Nguyên liệuphong phú, lao động dồi dào

- Nghề nước mắm ra đời sớm và có mặt ở nhiều nơi, ngành chế biến tôm cá đông lạnh phát triển nhanh. Nghề muối nổi tiếng ở Ninh Thuận, Nam Định

* CN chế biến gỗ và lâm sản:

- Gồm ngành cưa, xẻ, chế biến gỗ, giấy, mây tre.. Do tài nguyên rừng hiện nay bi suy giảm nên nguyên liệu không chủ động. Các xí nghiệp chế biến chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

Câu 75: Trình bày khả năng và thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở ĐB Sông Cửu Long

- Khả năng:

+ Diện tích đất NN lớn trên 3 triệu ha

+ Độ phì khá cao nhờ phù sa được bồi đắp hàng năm + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm, ít bị thiên tai

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc tiện cho giao thông, thủy lợi

+ Tuy nhiên có hạn chế :M ột diện tích đất lớn bị nhiễm phèn, mặn; Cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi và cơ sở chế biến vẫn chưa được hoàn thiện

- Thực trạng xản xuất lương thực:

+ Diện tích đất gieo trồng đạt gần 4 triệu ha

+ Năng suất lúa khá cao 50,4 tạ/ha vượt trên mức trung bình cả nước + Sản lượng lúa đạt khoảng 19 triệu tấn/ năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bình quân lương thực có hạt trên 1000kg/ ng/ năm gấp 2 lần cả nước + Các tỉnh trọng điểm lúa: Kiên Giang, An Giang, Đồng tháp, Long An Hạn chế: Hệ số sử dụng đất NN thấp, diện tích lúa 2,3 vụ còn ít

+ Khả năng khai hoang, cải tạo còn lơn nhưng cần đầu tư nhiều công sức

* Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm:

- Khả năng:

+ ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km, trữ lượng hải sản lớn

+ Nhiều luồng lạch của sông, các bãi triều và 1500km sông, kênh rạch thuận tiên cho ngành nuôi trồng thủy sản lợ ngọt và nuôi vịt đàn

- Thực trạng:

Thuỷ sản: Sản lượng của vùng đạt 1,8 triệu tấn/ năm; Thuỷ sản nuôi trồng ngày càng chiếm ưu

thế;Tôm cá đông lạnh là những thuỷ sản ngày càng có giá trị xuất khẩu cao; Các tỉnh trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản: Kiên Giang, An Giang, Cà Mau

Thịt: Chủ yếu là đàn lợn( 3,8 triệu con) đàn bò( 50 vạn con) vịt đàn ( Hàng chục triệu con) góp phần

làm phong phú thêm nguồn thực phẩm

- Hướng phát triển: Khai thác hợp lí diện tích rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập thi TN môn Địa lý (Trang 31 - 33)