Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững:

Một phần của tài liệu nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm (Trang 51 - 56)

Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực” vừa diễn ra ở Rome (Italia), các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ nay đến năm 2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ.

Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường.

Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), nền NNHC có khả năng bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường. Một nghiên cứu do Đại học Michigan (Mỹ) thực hiện cho thấy nếu thế giới chuyển sang nền NNHC sẽ tạo ra từ 2.641 đến 4.381 kilocalorie cho một người mỗi ngày so với mức sản lượng lương thực hiện nay của thế giới là 2.786 kilocalorie cho một người/ngày.

Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cường ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn, giúp hạn chế làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị.

10.1 Đối với thế giới Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững:

Trong khi đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế từ 4 năm nay, thế giới lại bị bóng ma của cuộc khủng hoảng lương thực ám ảnh. An ninh lương thực trở nên vô cùng cấp bách trong những năm gần đây cho hơn 7 tỉ người trên thế giới. Có lẽ hơn lúc nào hết, thế giới đã nhận thức rõ ràng một nguy cơ mới ngày càng hiện hữu, đó là một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu rất có thể xảy ra trong tương lai không xa, đặc biệt khi dân số thế giới đang tiến nhanh tới mốc 9 tỉ vào năm 2050.

trang 52

Cùng với các cuộc khủng hoảng chính trị hay khủng hoảng kinh tế, thời gian gần đây trên các diễn đàn quốc tế, người ta nhắc nhiều đến cụm từ “khủng hoảng lương thực”. Mặc dù, hiện nay, cả thế giới chưa rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng như trong hồi năm 2007-2008 này nhưng đây là một nguy cơ có thể trở lại bất cứ lúc nào nếu các quốc gia và cộng đồng quốc tế không nhanh chóng phối hợp hành động để đối phó với tình trạng giá lương thực đang tăng cao.

Mới đây, Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế và Chương trình Lương thực Thế giới đã ra tuyên bố chung kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế nhanh chóng phối hợp hành động để đối phó với tình trạng giá lương thực tăng cao, có nguy cơ trở thành thảm họa đối với hàng chục triệu người trên phạm vi toàn cầu.

Tuyên bố chung của các cơ quan này cho biết thị trường lương thực thế giới đang trong tình trạng hết sức đáng lo ngại, khi giá ngô, lúa mì và đỗ tương tăng tới 40%, trong khi nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Kazakhstan, Nga và Ukraine đang bị thiệt hại nặng do điều kiện thời tiết không thuận lợi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007- 2008.

Các diễn đàn quốc tế diễn ra thời gian gần đây cũng đưa vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng quốc tế để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực có thể xảy ra. Thông cáo chung tại Hội nghị cấp cao toàn cầu về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu vừa diễn ra tại Hà Nội nhấn mạnh: An ninh lương thực đã, đang và sẽ là vấn đề quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, khi mà sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng ít nhất 70% vào năm 2050 để đủ nuôi sống 9 tỉ người trên thế giới. Các quốc gia cần phải chung tay hợp tác hành động hơn nữa để đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu.

Ông Hans Hoogeveen, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan đề nghị: “Chúng ta cần triển khai và hành động nhiều hơn nữa để người nông dân, khu vực tư nhân sẽ thực sự tham gia vào quá trình thay đổi đó. Chúng ta cần cung cấp thông tin cho người nông dân, đưa người nông dân giữ vai trò tiên phong để họ đưa ra những giải pháp và quyết định. Chúng ta cần đảm bảo người nông dân có thể tiếp cận được những công nghệ, cơ hội đào tạo, nguồn tài chính để họ có thể thực hiện được lý tưởng, ước mơ của họ. Để làm như vậy cần nâng cao năng lực, duy trì thông tin cung cấp cho người nông dân. Đồng thời phải nhân rộng mô hình thành công.

trang 53

Cần phải có kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp có thể giúp gia tăng sức sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách mở rộng vịêc sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp từ nguồn bản địa hoặc chính qui để phát triển và sử dụng có hiệu quả những giống phù hợp và thích nghi ở một vùng đất đặc thù, cải thiện khả năng sử dụng tài nguyên, cải thiện đất, quản lý và bảo tồn nguồn nước và nguồn chất dinh dưỡng; quản lý dịch hại trước và sau thu họach và gia tăng sự đa dạng hóa đối với những hộ nông dân có qui mô nhỏ. Những sự lựa chọn khác về mặt chính sách để diễn đạt về an ninh lương thực bao gồm sự phát triển những lòai cây có giá trị cao nhưng chưa được khai thác sử dụng đúng mức.

Về sự bền vững của môi trường, hệ thống là cần thiết để nó nâng cao sự bền vững trong khi vẫn duy trì sức sản xuất bằng những cách thức như bảo vệ nền tảng tài nguyên thiên nhiên hoặc sự dự phòng sinh môi của các hệ thống nông nghiệp. Những sự lựa chọn bao gồm gia tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng, năng lượng, nước và đất; nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ năng động giữa đất-cây- nước; gia tăng sự đa dạng trong nông trại; đề cao các hệ thống nông nghiệp sinh môi; và tăng cường sự bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học ở cấp độ từng mãnh ruộng và cả sinh cảnh của một vùng đất rộng lớn; đẩy mạnh sự quản lý bền vững vật nuôi, rừng và thủy sản; gia tăng sự hiểu biết về chức năng hoạt động của hệ thống đan xen giữa những vùng đất sản xuất trồng trọt và môi trường tự nhiên; hạn chế những ảnh hưởng xấu của nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

10.3. Giải pháp Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững:

Có thể nói, giải pháp tốt nhất cho thế giới hiện nay là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là ở các nước nghèo và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. Các nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp và an sinh xã hội, xem xét và điều chỉnh các chính sách hiện hành, trong bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu chịu áp lực tăng giá và các nguồn cung đang giảm dần. Để cho 9 tỷ người có đủ lương thực vào năm 2050, thì các nước hiện đang sản xuất 1 tấn/ha sẽ phải sản xuất 2 tấn/ha. Điều này chỉ có thể đạt được khi mà thu nhập của người nông dân tăng lên, do đó khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp bền vững phát triển. Thêm vào đó, vấn đề an ninh lương thực có được đảm bảo hay không còn phụ thuộc vào “tầm nhìn xa trông rộng” của lãnh đạo mỗi quốc gia.

Thực tế, hiện nay, rất nhiều quốc gia đã giảm đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp tại các trường đại học và các cơ sở quốc tế. Đây thực sự là 1 sai lầm. Một tỷ USD dành cho nghiên cứu nông nghiệp có thể tạo ra nhiều tỷ các lợi ích trong việc nuôi sống

trang 54

con người và giải quyết được các cuộc khủng hoảng lương thực. Việc cân đối giữa an ninh năng lượng và an ninh lương thực cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Nhiều chuyên gia lương thực cho rằng, các nước cần tiến hành sửa đổi chính sách để đặt an ninh lương thực lên hàng đầu và cân nhắc tới những hệ quả đối với con người và môi trường khi phát triển năng lượng sinh học.Cần phải hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

KẾT LUẬN

Sau cuộc cách mang xanh thì con người có cuộc sống ngày càng tốt hơn, thực phẩm đa dạng và nhu cầu dinh dưỡng theo đó cũng được nâng cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới nó chung. Nhưng có mặt lợi thì kèm theo đó là tác hại con người càng ngày càng lạm dụng đến các chất hoá học nên ảnh hưởng tới sức khoẻ của người trồng cũng như người sử dụng. Từ đó, nông nghiệp hữu cơ được thành lập và khuyến khích phát triển mành trên toàn thế giới và Việt Nam. Để thực phẩm nông nghiệp và việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng chiếm ưu thế thì các nhà chức trách cũng như các nhà nghiện cứu cẩn đẩy mạnh tìm thêm nhiểu loại giống cây mới khoẻ và cho năng suất cao để các nhà nông nghiệp yên tâm gieo trồng và thu hoạch; các ban ngành quản lí để sớm đưa ra chuẩn cho nông sản hữu cơ và cơ quan phụ trách cấp giấy chứng nhận chuẩn để người tiêu dùng an tâm sử dụng và các nhà sản xuất đảm bảo được giá trị, lợi nhuận sau khi thu hoạch.

Ngày nay con người cũng ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm của nông nhiệp hữu cơ nên giá trị sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng.Các sản phẩm được

trang 55

nuôi trồng từ nông nghiệp hữu cơ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Qua quá trình tim hiểu về ngành nông nghiệp hữu cơ trên thế giới thì nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nước sản xuất chủ yếu. Vừa cung cấp nguồn lương thục thục phẩm sạch cho nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu để kiếm thêm kinh tế cho đất nước. Từ năm 2000 cho đến nay thì việc phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng nhanh ở các nước chưa chậm phát triển và vẫn tiếp tục gia tăng hoặc giữ mức tăng ổn định ở các nước đang phát triển.

trang 56

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: ADDA: Tổ Chức Phát Triển Nông Nghiệp Châu Á – Đan Mạch

IFOAM: International Federation of Organic Agriculture Movements (Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ)

WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

PGS: Participatory Guarantee System (Hệ Thống Đảm Bảo Có Sự Tham Gia)

FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc)

IFAD: International Fund for Agricultural Development (Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế)

QLIF: Quality Low Input Food

EU: European Union (Liên minh châu Âu)

NNHC: Nông Nghiệp Hữu Cơ

NNVC: Nông Nghiệp Vô Cơ

Một phần của tài liệu nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)