V.THUỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA THUỐC LÊN CÂN BẰNG ĐIỆN GIẢI 1.Các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng kali :

Một phần của tài liệu Các chất điện giải pps (Trang 35 - 37)

a/Giảmkali máu

• Thuốc xổ : lạm dụng thuốc xổ làm cạn kiệt kali

• Các corticoid, cortison,prednison : làm tăng đào thải kali và giữ natri

• Kháng sinh nhóm I: Amphotericin B, Polymycin B, Tetracylin, Gentamycin, Neomycin. Độc tính trên ống thận qua đó làm giảm tái hấp thu kali

• Kháng sinh nhóm II: Penicillin, Ampicillin, carbenicillin. Tăng đào thải kali do sự xuất hiện của những ion âm không được tái hấp thu.

• Thuốc lợi tiểu: các Thyazid, Furosemid, Lassix, Manitol…làm tăng thải kali

b/Tăng kali máu

• KCl qua đường miệng.

• Muối chứa kali, kali penicillin.

• Captoril , Heparin làm giảm bài tiết kali qua thận.

2.Các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng natri

a/Giảm natri máu

• Thuốc lợi tiểu : thải hay giữ kali đều gây bài tiết natri

• Thuốc chống ung thư/chống khối u : Vincrispin, Cyclophosphamid, Ciplatin.Các thuốc này kích thích bài tiết hormon chống bài niệu gây loãng máu và làm giảm natri

• Thuốc tiểu đường : Chlopropamid, Tolbretamid

• Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương : Morphin, Ibuprofen, Nicotin

b/Tăng natri máu

• Corticoid,Cortison,Prednison , các steroid : làm ứ đọng natri và đào thải kali

3.Các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng canxi

a/Giảm canxi máu

• Magne sulfat,Neomycin,Natri citrat : ức chế tiết hormon cận giáp và giảm nồng độ canxi máu

• Aspirin,Thuốc chống co giật, Aminoglycosid, tetracillin, Amitracin, Tobramycin : những thuốc này có thể làm thay đổi chuyển hóa vit D cần thiết cho hấp thu canxi

• Chế phẩm phosphat : Natri phosphat, kali phosphat làm tăng nồng độ phospho máu và làm giảm nồng độ canxi máu

• Corticoid,cortison, prednison, các steroid làm giảm huy động canxi và ức chế hấp thu canxi

• Thuốc lợi tiểu : làm giảm hấp thu canxi từ ống thận

b/Tăng canxi máu

• Muối canxi, vit D , ăn quá nhiều canxi : làm tăng nồng độ can xi máu

• Lipid dùng đường tĩnh mạch

• Hormon nam : Androgen.

4.Các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng phospho

a/Giảm phospho máu

• Thuốc trung hòa acid chứa nhôm/magne: Malox,Mylasta

• Thuốc trung hòa acid chứa canxi : calci carbamate

• Thuốc lợi tiểu

• Hormon nam

• Các corticoid,cortison.prednison

b/Tăng Phospho máu

• Các Phosphat uống : Natri phosphat, Kali phosphat

• Thuốc xổ chứa phosphat

• Dùng quá nhiều vit D

• Kháng sinh Tetracillin, Methicillin

5.Các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng magne

a/Giảm magne

• Thuốc lợi tiểu : Furosemid, lasix

• Kháng sinh : Gentamycin, Neomycin, Polymycin B.Những thuốc này gây mất magne qua thận

• Insulin,thuốc xổ,corticoid,cortison,prednison

b/Tăng magne máu

• Muối chứa magne :magne hydroxid, magne sulfat uống và thụt tháo

KẾT LUẬN

Dịch cơ thể được phân bố làm hai ngăn chính :

• Dịch nội bào : chiếm 2/3 tổng lượng dịch cơ thể ( # 20 lít)

• Dịch ngoại bào chiếm 1/3 tổng lượng dịch cơ thể (#10 lit)

Tất cả các dịch nằm bên ngoài tế bào được gọi là dịch ngoại bào ( dịch kẻ, huyết tương,dịch não tủy, dịch tiêu hóa…) Dịch nằm bên trong tế bào là dịch nội bào.

Các chất điện giải (cation và anion) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự điều hòa áp suất thẩm thấu giữa dịch nội bào và ngoại bào.Sự cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể nhờ một hệ thống thần kinh, hormon và các chất dịch với một cơ chế hết sức tinh vi và hoàn hảo, để mọi tế bào trong cơ thể đều tiến hành các hoạt động của mình trong một môi trường thống nhất-nội môi-mà tồn tại và phát triển, đảm bảo các chức năng, duy trì sự sống cho cơ thể.

Sự rối loạn các chất điện giải liên quan đến nhiều bệnh cho cơ thể. Nghiên cứu các chất điện giải nhằm giúp các thầy thuốc trong công tác điều trị đem lại hiệu quả và chất lượng.

Một phần của tài liệu Các chất điện giải pps (Trang 35 - 37)