Một số chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện chợ mới, tỉnh an giang từ năm 2001 đến nay (Trang 31 - 35)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Kết cấu của khóa luận

2.1 Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh

2.2.2.1 Một số chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh

2.2.2.1 Một số chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. An Giang.

Tuy Chợ Mới có tỉ lệ hộ nghèo thấp so với các huyện khác trong tỉnh An Giang nhưng số lượng người nghèo vẫn cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Do vậy, để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, từ đầu năm 2001 huyện đã đề ra các

mục tiêu, giải pháp gắn kết với các Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn thể và địa phương cơ sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm chương trình cơng tác xóa đói, giảm nghèo mà Nghị quyết huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện đề ra.

Các mục tiêu chính của huyện về xóa đói, giảm nghèo là hằng năm phải bằng nhiều biện pháp tác động tích cực làm giảm hộ nghèo trên dưới 1% để đến cuối năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 3%. Song song với việc giảm hộ nghèo, huyện ủy; Uỷ ban nhân dân huyện và các cấp chính quyền huyện Chợ Mới cịn khơng để hộ ngưỡng cửa nghèo (cận nghèo) rơi xuống hộ nghèo và hộ đã thốt nghèo trở lại tái nghèo. Ln tạo điều kiện cho hộ nghèo được hưởng các ưu đãi xã hội như: khám chữa bệnh miễn phí; miễn, giảm học phí và tạo điều kiện để con em hộ nghèo đi học; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; hỗ trợ xuồng, câu, lưới; vận động cứu trợ vào mùa nước nổi; hỗ trợ về nhà ở;…Ngồi chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cơ sở, bản thân hộ nghèo cũng đã tích cực tạo cơng ăn việc làm, tự vươn lên nên đã có nhiều hộ nghèo thoát được nghèo.

Ngày 26/5/2006 Ban thường vụ huyện ủy đã đề ra Nghị quyết số 13/NQ – HU về “Lãnh đạo cơng tác giải quyết việc làm; xóa đói, giảm nghèo”. Trong đó mục tiêu của cơng tác giảm nghèo là: Thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững và tồn diện, tạo mơi trường thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, tự lực vượt qua nghèo khó.

Hoạt động xóa đói, giảm nghèo của Ban chỉ đạo chương trình huyện, xã, thị trấn: Từ đầu năm 2006, huyện cũng đã mở Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch giảm nghèo của huyện cho các xã, thị trấn. Qua đó, chỉ ra các mục tiêu, giải pháp, chỉ tiêu nhằm giúp địa phương cơ sở có định hướng xây dựng chương trình, mục tiêu giảm nghèo cho xã, thị trấn. Các ban giảm nghèo xã, thị trấn thường xuyên củng cố tổ chức, đề ra kế hoạch mục tiêu giảm nghèo, đề xuất giải quyết các chính sách cho hộ nghèo, tổ chức hướng nghiệp và liên kết với Ngân hàng chính sách xã hội huyện hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo được vay vốn tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Các ngành, đồn thể huyện đã thực hiện phối hợp có hiệu quả tốt trong cơng tác giảm nghèo như: tổ chức các lớp dạy nghề, hướng dẫn giới thiệu việc làm, vận động tích cực cho quỹ vì người nghèo, cất sửa nhà tình thương, nhà đại đồn kết cho người nghèo ổn định cuộc sống. Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo huyện cũng đã phân cơng các thành viên phụ trách địa bàn xã, thị trấn nhằm hướng dẫn xã, thị trấn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, trọng tâm giúp địa phương cơ sở thực hiện giảm nghèo.

Trong năm 2007; 2008 nội dung của Nghị quyết số 13/NQ – HU mà huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện đề ra về giảm nghèo được cụ thể hóa thành các mục tiêu, giải pháp và tổ chức thực hiện theo từng năm.

Năm 2007:

Về mục tiêu:

Bằng nhiều biện pháp tích cực nâng cao thu nhập và đời sống hộ nghèo. Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo năm 2007 là 1,16% bằng 880 hộ và phấn đấu hỗ trợ giúp đỡ để những hộ thốt nghèo khơng tái nghèo.

Tạo điều kiện cho hộ nghèo hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ như: Khám chữa bệnh, miễn học phí và các khoản đóng góp của con em hộ nghèo khi đi học, các chính về thuế, cho vay tạo cơng ăn việc làm, ưu tiên học nghề miễn phí và giới thiệu việc làm cho con em hộ nghèo, khuyến khích con em hộ nghèo đi xuất khẩu lao động,… thường xuyên vận động giúp đỡ hộ nghèo có nhà ổn định và hỗ trợ về đất ở. Kết hợp với trung tâm dạy nghề huyện và các ban ngành, đoàn thể dạy nghề 1.200 lao động trong đó có người nghèo, vận động hộ nghèo đi tìm việc làm trong và ngồi tỉnh

Về giải pháp:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và vận động của cả hệ thống chính trị của địa phương nhất là cơ sở xã, ấp bằng nhiều biện pháp tích cực vận động đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm đói nghèo. Xem giảm đói nghèo là một trong những chính sách trọng tâm cần phải thường xuyên thực hiện.

Phải kết hợp với tăng trưởng kinh tế để đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao năng lực của người nghèo, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơng ăn việc làm tự vươn lên thoát nghèo, phấn đấu vươn lên khả giả cùng với phát triển kinh tế cả xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn có chương trình kế hoạch vận động lao động hộ nghèo học nghề ngắn hạn, dài hạn và tạo điều kiện giới thiệu người nghèo đi tìm việc làm trong và ngồi tỉnh. Vận động con em hộ nghèo có điều kiện (văn hóa, sức khỏe) đi xuất khẩu lao động.

Thơng qua các chính sách hỗ trợ tạo cơ hội để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo như: cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, vận động con em hộ nghèo trong tuổi lao động học nghèo, đi tìm việc làm trong và ngồi tỉnh, tìm các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả phổ biến hướng dẫn cho hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội như vận động con em hộ nghèo từ 6 đến 15 tuổi phải đi học, vận động giúp phương tiện sách, vở, viết, giấy khi đi học, cấp đầy đủ Bảo hiểm y tế, có đất và nhà ở ổn định, có điều kiện sử dụng nước sạch sinh hoạt; Thơng qua các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các tổ chức Hội giúp

đỡ người nghèo về nhà ở, phương tiện sản xuất, đời sống và khi gặp rủi ro cần sự hỗ trợ của cộng đồng.

Về tổ chức thực hiện:

Các xã, thị trấn thường xuyên củng cố ban điều hành giảm nghèo cơ sở và bố trí cán bộ giảm nghèo có năng lực, trách nhiệm để thường xun điều hành có hiệu quả cơng tác giảm nghèo. Mỗi xã, thị trấn phải có kế hoạch cụ thể về chính sách giảm nghèo của địa phương mình, có tổ chức phân cơng thực hiện. Q trình thực hiện có kiểm tra và báo cáo kết quả về ban chỉ đạo giảm nghèo huyện hàng tháng, quý, năm để ban chỉ đạo huyện có cơ sở, tổng kết và đề ra kế hoạch giảm nghèo giai đoạn mới.

Năm 2008:

Về mục tiêu:

Đến cuối năm 2008 giảm tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn 4,32%, tỉ lệ hộ cận nghèo còn 1,2% (giảm 0,3%), giảm nghèo cho tất cả gia đình chính sách. Phấn đấu hỗ trợ giúp đỡ để những hộ thốt nghèo khơng tái nghèo, hộ cận nghèo khơng rớt xuống hộ nghèo; nâng dần thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tạo điều kiện cho hộ nghèo hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ như: 100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, miễn học phí và các khoản đống góp cho 100% con em hộ nghèo đi học, các chính sách về thuế, cho vay tạo công ăn việc làm, ưu tiên học nghề miễn phí và giới thiệu việc làm cho con em hộ nghèo, khuyến khích con em hộ nghèo đi xuất khẩu lao động và thực hiện tốt chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Kết hợp Trung tâm dạy nghề huyện và các ban ngành, đoàn thể dạy nghề 500 lao động nghèo, vận động hộ nghèo đi tìm việc làm trong và ngồi tỉnh, xuất khẩu lao động. Tập huấn cho 140 người là cán bộ giảm nghèo huyện, xã, ấp.

Về giải pháp:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và vận động của cả hệ thống chính trị của địa phương nhất là cơ sở xã, ấp bằng nhiều biện pháp tích cực vận động đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Xem công tác giảm nghèo là một trong những công tác trọng tâm cần phải thường xuyên thực hiện.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân nhất là người nghèo ý thưc tự vươn lên, chủ động tìm giải pháp giảm nghèo cho bản thân và gia đình, khơng trơng chờ, tỷ lệ vào Nhà nước.

Phải kết hợp với tăng trưởng kinh tế để đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao năng lực người nghèo, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơng ăn việc làm vươn lên thoát nghèo, phấn đấu vươn lên khá giả cùng với phát triển kinh tế cả xã, thị

trấn. Có chính sách giúp đỡ các hộ nghèo chính sách thốt nghèo như: hỗ trợ vốn, nhà ở, việc làm, trợ cấp thường xuyên người cô đơn…để khơng cịn hộ chính sách nghèo.

Về tổ chức thực hiện:

Các ban ngành, đoàn thể huyện theo chức năng nhiệm vụ cụ thể hóa việc thực hiện Nghị Quyết 13/NQ – HU của Ban thường vụ huyện ủy về “lãnh đạo cơng tác giải quyết việc làm; xóa đói, giảm nghèo..” để cơng tác giảm nghèo được quan tâm thực hiện rộng rãi trong các ngành, các cấp.

Các xã, thị trấn thường xuyên củng cố Ban điều hành giảm nghèo cơ sở và bố trí cán bộ giảm nghèo có năng lực, trách nhiệm để thường xuyên điều hành có hiệu quả công tác giảm nghèo xã, thị trấn.

Hàng năm thực hiện phân loại hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh (A, B, C) gồm:

+ Loại A là hộ có lao động, chí thú làm ăn, quyết tâm vươn lên thốt nghèo.

+ Loại B là hộ nghèo bình thường, khơng quyết tâm cao trong vươn lên thoát nghèo.

+ Loại C là hộ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng, hộ có rơi vào tệ nạn xã hội.

Ủy Ban nhân dân cấp xã, thị trấn phải chủ động xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với điều kiện phát triển. Trong đó tập trung dồn sức cho hộ nghèo loại A để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo bền vững. Đối với hộ loại B, chú trọng tuyên truyền giáo dục, khi họ có chuyển biến thật sự quyết tâm thốt nghèo, có cam kết với địa phương cơ sở mới đầu tư hỗ trợ thoát nghèo. Đối với hộ loại C, thường xun cơng khai hóa, phê phán đi đơi với giáo dục, vận động để họ bỏ dần nhận thức ỷ lại vào Nhà nước, bỏ tệ nạn xã hội cùng với người khác phấn đấu vươn lên thốt nghèo

Lồng ghép chương trình giảm nghèo với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa để giải quyết đói nghèo tai địa bàn dân cư”. Các xã, thị trấn phải có kế hoạch cụ thể về công tác giảm nghèo của địa phương mình, có tổ chức phân cơng thực hiện.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện chợ mới, tỉnh an giang từ năm 2001 đến nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)