0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Cách gieo vần 40.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP (Trang 43 -43 )

IV. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

1.3. Cách gieo vần 40.

Tìm hiểu về vần trong những câu thơ sáu chữ của Quốc âm thi tập,

chúng tôi thấy có sự ảnh hưởng qua lại từ văn học dân gian đến câu câu thơ

lục ngôn của Nguyễn Trãi.

Những câu tục ngữ loại 6 chữ thường có 2 nhịp, giữa hai vần có thể có vần hoặc không có vần. Nhưng hiện tượng những câu 6 có gieo vần cho ta thấy sự ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ và câu lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi.

Khảo sát tục ngữ và câu lục ngôn của Nguyễn Trãi, ta thấy:

- Những câu tục ngữ chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữđầu nhịp sau:

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối - Được mùa lúa, úa mùa cau - Ăn chắc, mặc bền.

Những câu thơ lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần tương tự: - Tính ắt trần, trần nẻo sinh (Tự thuật 2) - Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm (Ngôn chí 4) - Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện

(Tự thán 34) - Vần cách một từ trong một câu tục ngữ như:

- Hay ăn thì lăn vào bếp

- Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai - Con có cha như nhà có nóc.

Quốc âm thi tập cũng có cách bắt vần này: - Thân nhàn dầu tới dầu lui

(Ngôn chí 12) - Dầu phải dầu chăng mặc thế

(Bảo kính cảnh giới 38) - Non cao non thấp mây buộc

(Mạn thuật 4)

Câu lục ngôn của Quốc âm thi tập còn có cách bắt vần mà ta thấy khá phổ biến trong tục ngữ. Ví dụ: Chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau;

Tục ngữ:

- Sông có khúc, người có lúc

- Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống

- Giàu con út, khó con út

Trong thơ Nguyễn Trãi:

- Danh chăng chác, lộc chăng cầu

( Tự thuật 10) - Tham nhàn lánh đến giang san

(Ngôn chí 10) - Thích lều ta, dưỡng tính ta

(Ngôn chí 17)

Qua so sánh ở trên, có thể thấy câu sáu chữ trong Quốc âm thi tập đã chịu ảnh hưởng nhiều từ tục ngữ trong việc sử dụng vần.

Đó là trường hợp đối với tục ngữ, còn vần trong câu lục ngôn của Nguyễn Trãi với thơ lục bát và song thất lục bát thì sao? Trong Quốc âm thi

Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 2. - Bền tiết ngọc kể chi sương

Danh thương thượng uyển còn phen kịp

( Cúc đỏ) - Lời chăng phải vuỗn khôn nghe Co que thay bấy ruột ốc (Trần tình 8) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 3 - Củi hái mây dầu trúc bó Cầm đưa gió mặc thông đàn

(Tự thán 35) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4

- Giậu cúc thu vàng nảy lác Sân mai tuyết bạc che lều

(Bảo kính cảnh giới 37) - Gạch quẳnh nào bày mấy ngọc Sừng hằng những mọc qua tai (Tự thán 2) - Trong ẩn dật có cơ mầu Đạo quân thân đầu ai lỗi (Bảo kính cảnh giới 32) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 5

- Sống bao lâu đáo để màng La ỷđạp dìu làng chợ họp

(Thuật hứng 10) - Đầu kết lăng căng những hổ

Thân nhàn lục cục mỗ già

(Tự thán 24) - Rày mừng thiên hạ hai của

Tể tướng hiền tài chúa thánh minh

(Thuật hứng 20) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 6:

- Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trông thế giới phút chim bay

(Mạn thuật 4) - Mười hai tháng lọn mười hai

Hết tấc đông trường sáng mai

(Đêm trừ tịch)

Qua khảo sát hiện tượng gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, ta thấy: Vần được gieo ở hầu hết ở các chữ của câu dưới từ chữ thứ hai

không nhiều. Sử dụng cách gieo vần lưng nhiều nhất là vần cuối của câu trên hiệp và với chữ thứ tư và chữ thứ năm của câu dưới. Nhưng theo chúng tôi, có lẽđây là những từ ngữ bắt vần một cách ngẫu nhiên chứ chưa có chủ ý của tác giả. Bởi nếu nói Nguyễn Trãi học tập cách gieo vần lưng của thể thơ lục bát dân tộc thì điều đó chưa đúng. Vì ở thể thơ lục bát của dân tộc, vần lưng có một vị trí khá ổn định. Đó là chữ thứ sáu của câu lục bắt vần với chữ thứ 6 của câu bát (có trường hợp bắt vần với chữ thứ tư của câu bát) tạo ra sự hài hoà, cân đối về nhịp và vần trong câu thơ. Đối với Nguyễn Trãi, cách bắt nhịp chữ

cuối của câu sáu với chữ thứ 2, 3, 4, 5, 6 của câu dưới rõ ràng thể hiện sự tìm kiếm, chọn lựa một sự gieo vần cho phù hợp cho câu thơ của mình. Có lẽ đây là điều Nguyễn Trãi chưa học tập được sự bắt vần trong thơ ca dân tộc. Mà phải tới đại thi hào Nguyễn Du mới sử dụng thành công trong truyện Kiều.

Tóm lại, hiện tượng gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cho thấy vần lưng trong thơ của ông chưa ổn định. Dường như tác giả đang trong quá trình thử nghiệm, tìm cho mình một lối gieo vần riêng. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều, cách bắt vần này trong những câu thơ của Nguyễn Trãi đã tạo ra một sự nhịp nhàng và hài hoà về âm và nhịp cho bài thơ.

1.4. Cách ngắt nhịp của câu thất ngôn

Đó là về vần trong câu lục ngôn của Nguyễn Trãi. Bây giờ chúng ta quay trở lại vấn đề nhịp trong thể thất ngôn xen lục ngôn mà Nguyễn Trãi sử

dụng trong tập Quốc âm thi tập.

Như ta đã biết thể luật Đường chỉ có một lối ngắt nhịp duy nhất trong bài thơ dẫn đến sự trùng lặp về nhịp trong toàn bài. Quốc âm thi tập nhờ sử

dụng câu lục ngôn với cách ngắt nhịp đa dạng kéo theo sự thay đổi nhịp trong câu thất ngôn và nhịp điệu trong toàn bài phong phú hơn. Ở đây chúng tôi không nói về nhịp của câu lục ngôn mà chúng tôi sẽ đề cập đến sự thay đổi nhịp của câu thất ngôn do sựảnh hưởng của câu lục ngôn.

Theo thống kê của ông Phạm Luận: “Quốc âm thi tập có 26 bài thất ngôn, trong đó có kiểu tiết tấu 3- 4 dùng xen với câu có kiểu tiết tấu thất ngôn luật Đường. Tỉ lệ trung bình giữa chúng là 1/5”[Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 853] Trong Quốc âm thi tập, ta bắt gặp những câu bảy tiếng có lối ngắt nhịp 3/4 ( nhịp cuối là nhịp chẵn), khác với lối ngắt nhịp 4/3 của thơ Đường luật. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là hiện tượng hai câu bảy chữ đi liền với nhau cùng một lối ngắt nhịp 3/4 :

- Tóc nên bạc, / bởi lòng ưu ái Tật được tiêu, / nhờ thuốc đắng cay

(Tự thuật 1) - Đất thiên tử / dưỡng tôi thiên tử

Dưỡng người cho, / kẻo nhọc chân tay

- Thoi nhật nguyệt / đưa qua mấy phút Áng phồn hoa / họp mấy trăm đời (Tự thán 15) - Yên phận cũ / chăng mừng phận khác Cả lòng đi / mặc nhủ lòng về ( Bảo kính cảnh giới 14) - Rượu đối cầm / đâm thơ một thủ Ta cùng bóng / liễn nguyệt ba người (Tự thán 6)

Cách ngắt nhịp 3/4 như trên chứng tỏ nhiều câu thơ thất ngôn đã không làm theo tiết tấu của câu thơ luật Đường. Cũng cần phải nói thêm, một câu thơ

có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau để tạo ra những ý nghĩa mới nhất là thơ văn cổ. Nhưng những câu dẫn ra ở trên đều có chung cách ngắt nhịp là nhịp 3/4 (không tính các biến thể của nó. Ví dụ: Cũng câu thơ: Rượu đối cầm

đâm thơ một thủ - Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người, cũng có thể được ngắt thành nhịp 1/ 2/ 2/ 2, nhưng nhịp cuối vẫn là nhịp chẵn)

Phạm Luận đã coi nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau là tiết tấu của thơ Việt Nam, còn nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau là tiết tấu thơ ngoại lai “Lối kiến tạo tiết tấu là căn cứ để phân biệt đâu là câu thơ Việt Nam, đâu là câu thơ ngoại lai

[Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 857]. Ta có thể nói, tiết tấu 3/4 là tiết tấu riêng của thơ Việt Nam. Để khẳng định điều này, trước tiên phải kể đến sự có mặt của nó trong hệ thống thơ ca dân gian Việt Nam. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu được ngắt theo kiểu 3/4 . Ví dụ:

- Đêm tháng năm / chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười / chưa cười đã tối.

- Bói ra ma / quét nhà ra rác.

- Giặc đến nhà / đàn bà cũng đánh.

- Miệng âm mô / bụng bồ dao găm

- Măng không uốn / uốn tre sao đành

- Một mặt người / bằng mười mặt của

Trong ca dao, dân ca cũng có nhiều câu ngắt nhịp 3/4: - Đêm trăng thanh / anh mới hỏi nàng

- Khóc làm chi / hài nhi con hỡi Cha con rày / bạc ngỡi thì thôi

- Em đố anh / từ nam chí bắc Sông nào là sông sâu nhất

- Bắc kim thang / cà lang bí rợ

Cột bên kèo / là kèo bên cột Chú bán dầu / qua cầu mà té

Chú bán ếch / ở lại làm chi Con le le / đánh trống thổi kèn

Thứ hai, hầu hết những câu thất ngôn có nhịp 3/4 đều có thểđược tạo ra từ những câu lục ngôn. Có nghĩa là những câu lục ngôn có nhịp chẵn 2/ 2/ 2, 2/ 4 rất dễ tạo thành những câu bảy chữ có nhịp 3/ 4 bằng cách “thêm vào một âm tiết ở đầu câu, âm này có thể tự làm thành một bước thơ” [Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 857]

Ví dụ:

- ( Bát ) cơm xoàng / nhờơn xã tắc

( Gian ) lều cỏ / đội đức Đường Ngu

(Ngôn chí 14) - ( Lòng ) làm lành / đổi lòng làm dữ ( Tính )ở nhu / hơn tính ở cương (Bảo kính cảnh giới 20) - ( Ắt )đã tròn / bằng nước ở bầu (Trần tình 4)

Thứ ba, nhiều người cho rằng từ một câu thơ ngũ ngôn luật, nếu thêm vào đằng trước nó hai âm tiết thì nó sẽ trở thành một câu thất ngôn ngắt nhịp 4/3 tức nhịp chẵn trước, lẻ sau:

Ví dụ:

- ( Ta nếu) ởđâu / vui thú đó

( Ngày xưa) ẩn cả / lọ lâm tuyền

( Tự thán 33) - (Ngày xem) hoa rụng / chăng cài cửa

(Tối rước) chim về / mựa lạc ngàn

(Tự thán 25)

Điều đáng nói ởđây là nhiều câu lục ngôn khi khôi phục lại vị trí được lược bớt để trở thành câu thất ngôn thì chúng vẫn có nhịp lẻ trước, chẵn sau.

Ví dụ:

Lòng tiện soi / dầu (còn) nhật nguyệt Thề xưa hổ / (mới) có giang san

(Thuật hứng 18)

Mựa cậy sang / (với) / mựa cậy tài

(Tự thán 21)

Góc thành nam / (có) lều một gian No nước uống / (lại) thiếu cơm ăn Con đòi trốn / (bởi) dường ai quyến Bà ngựa gầy / (do) thiếu kẻ chăn

Mai chăng bẻ, (li) thương cành ngọc Trúc nhặt vun, (còn) tiếc cháu rồng

(Thuật hứng 5)

Như vậy, cách ngắt nhịp 3/4 trong tập Quốc âm thi tập phải chăng là Nguyễn Trãi đã học tập và đổi mới theo hướng dân tộc hoá? Có thể nói, Nguyễn Trãi đã học tập và tiếp thu những tinh hoa của dân tộc để làm giàu cho thơ ca của mình, tạo nên một diện mạo khá mới mẻ trong chặng đường phát triển thơ Nôm Đường luật.

Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong tập

Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã xây dựng một hệ thống kết cấu mới khác hẳn hệ thống kết cấu vốn có của thơ Đường luật. Sự thay đổi này được thể

hiện ở sự thay đổi hình thức kết cấu bài thơ mà chủ yếu là tập trung vào các câu thơ. Tức là thay đổi số chữ trong một dòng (cụ thể là 6 chữ), thay đổi tiết tấu của toàn bài (khắc phục lối tiết tấu đơn nhất 4/3 của thể luật Đường) tạo ra sự phong phú, đa dạng về cách ngắt nhịp cho cả tập thơ. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định vị thế của thơ Nôm Đường luật trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Người Việt Nam không chỉ tiếp thu những thành tựu văn học đặc sắc của Trung Hoa mà bên cạnh đó còn có sự cách tân, sáng tạo làm nên một nét riêng cho diện mạo văn học dân tộc.

2. Hiệu quả của câu lục trong thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi. Làm thơ

bằng Tiếng Việt khi chữ Hán vẫn còn đang ởđịa vị quan phương chính thống, khi văn học chữ Nôm chưa hình thành được lối thơ riêng, Nguyễn Trãi vẫn dùng thể luật Đường để sáng tác các tác phẩm của mình. Thơ Nôm Nguyễn Trãi có những bài rất đúng quy cách của thơĐường. Tuy nhiên, trong Quốc

âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có sự phá cách, cách tân tìm cho mình một thể thơ

riêng - một thể thơ có khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của mình vừa đầy cá tính vừa hoà hợp theo nếp nghĩ của nhân dân.

Thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới, nó chỉ được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ tập Quốc âm thi tập. Đây cũng là tập thơ đầu tiên được viết với số lượng khá lớn bằng tiếng nói của dân tộc. Do được viết bằng Tiếng Việt, ngôn ngữ “nôm na” của đời sống hàng ngày nên những câu thơ trong

Quốc âm thi tập rất gần gũi, thân quen với người dân Việt Nam. Bởi ta bắt gặp trong đó là những hình ảnh mà văn học bác học cụ thể là những bài thơ

chữ Hán chưa nhắc tới. Nguyễn Trãi đã xác định cho mình một hướng đi riêng bởi bản thân ông từng làm rất nhiều thơ văn bằng chữ Hán, ông đã nhận ra sự bó buộc của thể thơ luật Đường? Phải chăng thể thơấy không còn đủ khả

năng để diễn tả tình ý và cảm xúc của một con người có quan niệm “lấy dân làm gốc”, thiên nhiên là bạn bè, là thầy trò, có khi là con cái. Phải chăng Nguyễn Trãi hiểu được hình thức của thơĐường luật đã quá đơn điệu với nội dung trên nên buộc ông phải tìm đến một hình thức mới? Như chúng ta đã biết, mỗi thể thơ nói riêng và từng loại thể văn học nói chung đều chứa đựng

trong nó những khả năng diễn đạt riêng mà thể loại khác không có. Có người nhận xét: “So với câu bảy tiếng, câu 6 -8 của ta “động” hơn, thích hợp với lối kể chuyện, nó gợi một cái gì đang trôi, đang đi. Trái lại, câu thơ bảy tiếng thích hợp hơn với những trạng thái ngưng đọng tâm tình, nó gợi một cái gì dừng lại. Nếu không làm cho mọi quy định trở thành máy móc, tuyệt đối thì có thể nói thơ thất ngôn luật Đường thích hợp với lối diễn tả những khoảnh khắc trầm tư và nội dung suy tư dù có những mâu thuẫn, xung đột thì những mâu thuẫn, xung đột ấy vẫn có thể hoà giải” [Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 847]. Như

vậy nếu theo nhận xét này thì làm thơ theo thể luật Đường phải chấp nhận một hình thức cố định với những quy định nghiêm ngặt mà thể thơ đó đề ra. Còn làm thơ theo thể thơ của dân tộc ta thì nhẹ nhàng hơn, bất kì lúc nào cũng có thể xuất khẩu thành thơ. Ví dụ: Người dân Việt Nam quanh năm “bán mặt cho

đất, bán lưng cho trời”, trong thời tiết nóng nực của trưa hè, một câu hò vang lên cũng đủ để xua tan mệt nhọc. Một chàng trai cũng có thể gửi lời tâm tình kín đáo của mình cho cô gái qua một câu ca dao....Nói như vậy không có nghĩa là thơ luật Đường không làm được điều đó. Nhưng cũng phải nhắc lại ở đây về đề tài mà thơ luật Đường hướng tới là những đề tài mang quan niệm phạm trù Nho, Đạo giáo nên ít nhiều nó hạn chế sự phong phú như trong thơ

Nôm.

Đối sánh vào tập thơ Quốc âm thi tập, ta cũng biết tập thơ này được Nguyễn Trãi viết phần lớn vào quãng thời gian ông quy ẩn tại Côn Sơn – “thời kì cuối đời của thi sĩ” (Đặng Thai Mai) có lẽ thời kì này Nguyễn Trãi có nhiều

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP (Trang 43 -43 )

×