0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá chung sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở XÃ LIỆP TUYẾT – QUỐC OAI – HÀ TÂY (Trang 25 -25 )

thôn của xã liệp Tuyết trong những năm qua

4.3.1 Những thành tựu đạt đợc

Trong những năm qua nền kinh tế của xã Liệp Tuyết nằm trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, dới tác động gián tiếp của cuộc khủng khoảng kinh tế tiền tệ của các nớc trong khu vực. Tuy vậy, dới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ kết quả phát triển kinh tế của xã đã đạt đợc những thành tựu đáng kể

Tốc độ tăng trởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2003 tăng 6,72%, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 4,72%. Tốc độ phát triển nông nghiệp có chiều hớng tăng dần năm 2002 so với năm 2001 (GO) tăng 2,41%, năm 2003 so với năm 2001 tăng 13,14%, điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp. Kinh tế công nghiệp có chiều hớng tăng dần năm 2003 so với năm 2001 về GO tăng 28,69% , GDP tăng 34,93%, dịch vụ đang có chiều hớng giảm dần năm 2003 so với năm 2001 giảm 4,64%, bình quân 3 năm giảm 2,35% . Lý do chủ yếu là công nghệ và máy móc cũ và lạc hậu những tiến bộ kỹ thuật mới cha đợc áp dụng vào ngành dịch vụ. Nên cần nhiều vốn hơn nữa trong tơng lai ( xem bảng 11)

- Sản lợng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2002 đạt 1230 tấn bình quân đầu ngời 22,7 kg tăng so với năm 2001 tăng 25,16%. Nhờ có kết quả đạt đợc hàng năm có xu hớng tăng lên và một số ngành kinh tế của xã nhất là ngành nông nghiệp vẫn chiếm địa vị chủ yếu và ngày một phát triển nên năng suất lao động ngày một tăng lên. cùng với sự phát triển kinh tế của xã các nguồn lực kinh tế nh

đất đai, lao động, vốn đầu t sử dụng ở một số ngành trong cơ cấu kinh tế ngày một tăng lên và có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Kết quả đó thể hiện những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã là Giá trị sản xuất bình quân đầu ngời và giá trị GDP ở các ngành kinh tế qua 3 năm

Năng suất lao động tính theo GO và giá trị GDP bình quân chung cho toàn xã tốc độ tăng bình quân năm 2001 - 2003 về giá trị sản xuất tăng 4,72%, giá trị gia tăng tăng 6,72%, bình quân qua 3 năm tăng 3,29%.

4.3.1.1. Ngành nông nghiệp

a.Trồng trọt: trong năm qua diện tích trồng lúa chung năm 2003 thực

hiện đợc 5448 ha, tổng sản lợng đạt đợc 11.173 tấn, giảm bình quân 3 năm là 12,63%. Trong đó lúa chiêm 98 ha, sản lợng đạt 343 tấn; lúa mùa 1200 ha, sản lợng đạt 3360 tấn; lúa cạn 4150 ha, sản lợng đạt 7470 tấn. Nếu tính cả ngô đạt 1460 tấn và khoai sắn đạt đạt 819 tấn, bô bo đạt 688 tấn thì bình quân lơng thực/đầu ngời/năm đạt đợc 250 kg với mức lơng thực này tạm đủ ăn trong năm cha có tích luỹ và xuất khẩu. ( xem bảng 10)

Kết quả sản lợng đạt đợc của ngành trồng trọt có sự chuyển đổi của cơ cấu cây trồng qua 3 năm, cơ cấu diện tích cây lơng thực năm 2001 chiếm 25,81% năm 2003 chỉ còn 20,71%, giảm 5,1%. Diện tích rau quả năm 2001 đạt 1.467 ha chiếm 4,88% đến năm 2003 chiếm 6,87% tốc độ phát triển bình quân diện tích 3 năm của rau quả tăng 21,5%. ( xem bảng 10)

Diện tích nhóm cây lơng thực cho thấy: năm 2001 cây có cơ cấu lớn nhất là lúa chiếm 91,88%; ngô 2,88%, khoai sắn chiếm 2,07%

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi của xã trong những năm qua không ngừng đợc mở rộng và phát triển năm 2003 đạt đợc nh sau:

- Đàn trâu: 109 con, so năm 2001: tăng 3,52%; bình quân 3 năm tăng 1,7% - Đàn bò: 107 con, so năm 2001: tăng 5,39%; bình quân 3 năm tăng 2,7% - Đàn dê: 129 con, so năm 2001: tăng 63,64%; bình quân 3 năm tăng 27,9% - Đàn lợn: 584 con, so năm 2001: tăng 50,74%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 15,95%, bình quân 3 năm tăng 22,8%.

- Đàn gia cầm: 1.469 con, so năm 2001: tăng 8,17%; bình quân 3 năm tăng 4%

Số ao thả cá có 24 ao với tổng diện tích 84,94 ha và sản lơng năm 2001 đạt 128 tấn năm 2003 đạt 1958 tấn tăng 37,11% bình quân năm đạt 17,11%. giá trị sản lợng năm 2001 đạt 420 triệu đồng, năm 2003 đạt 29.367 tăng so với năn 2001 là 37,1% tốc độ tăng bình quân 17,09%.

Gia trị sản lợng chăn nuôi gia súc và gia cầm năm 2003 đạt 98 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 12,99%. Trong đó gia súc năm 2003 giá trị sản lợng chiếm 93,7%.

c. Thuỷ lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp, là yếu tố đầu vào phục vụ tăng năng suất cây trồng và góp phần phục vụ nớc dân sinh. Tổng số trong những năm qua đã xây dựng đợc 12 công trình thuỷ lợi, trong đó có cấp trung bình là 2 công trình, đập 5, cỡ công trình nhỏ 5. Với tổng giá trị năm 2003 đạt 530 triệu đồng. Có thể tới tiêu đợc 350 ha mùa hè và 400 ha về mùa ma.

4.3.1.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Trong năm 2001 đạt 6.414 triệu đồng, năm 2003 đạt 8.254 triệu đồng tăng so với năm 2001 28,69%; xay sát gạo chiếm 54,39%; sản xuất bánh kẹo: 34,67%; dệt bằng tay: 5,28%

4.3.1.3. Văn hoá xã hội a. Giáo dục

Xã có 1 trờng cấp 1với 910 học sinh, 71 giáo viên. Kết quả thi hết cấp I đạt 79,31% tăng 24,62%; thi hết cấp II đạt 97,75%, giảm 1,39% so với năm 2001; thi hết cấp III đạt 96,75% giảm 3,25%.

b. Y tế

Trong năm qua y tế đã triển khai tiêm phòng tới nông thôn và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và nguồn nớc sạch. Toàn xã năm 2002 có một trạm xá, 2 phòng khám có 13 cán bộ chuyên môn . Đã khám và chữa bệnh cho 182 lợt ngời. Hố xí tự hoại là 57 hố phục vụ cho 132 ngời chiếm 8,34%.

Giai đoạn 2001 - 2003 toàn xã có 34 cán bộ, trình độ đại học 9 ngời; cao đẳng 15 ngời trung cấp 5 ngời, sơ cấp 5 ngời không bằng cấp 1 ngời. Hàng năm xã cử cán bộ đi bồi dỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý hành chính thời hạn 10 tháng 1 ngời 45 ngày 2 ngời nâng cao trình độ chuyên môn 5 ngời.

4.3.2 Những tồn tại cần khắc phục

- Cơ cấu kinh tế của xã Liệp tuyết chủ yếu vẫn là thuần nông. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hiệu quả sản xuất thấp. Xây dựng cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp - lâm nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá làm trọng điểm gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ của xã Liệp Tuyết làm cha đợc nhiều, hàng hoá của xã chất lợng cha cao, giá cả thấp.

- Cơ cấu ngành còn mất cân đối, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao.

- Tốc độ chuyển đổi chậm kéo theo việc phân bổ nguồn lực không hợp lý và kém hiệu quả.

- Năng suất lao động thấp

- Cha tạo thành một hệ thống đồng bộ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

- Vốn đầu t cho sản xuất còn thiếu và hiệu quả thấp.

- Trình độ quản lý và năng lực của cán bộ và ngời lao động cha cao nhất là trình độ kiến thức thị trờng, marketting…

4.4 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất hàng hoá ở xã Liệp Tuyết

4.4.1 Quan điểm chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp tuyết.

a. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất hàng hoá phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhằm khai thác sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế

Xét theo lý luận chuyển đổi cơ cấu KTNT và sản xuất hàng hoá thì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại theo bề rộng lần chiều sâu. Sở dĩ nh vậy là vì hai mặt đó là sự chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản xuất và phân công lao động xã hội theo vùng, theo ngành, theo sản phẩm

và theo các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân tuỳ theo đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của một nớc, tỉnh hoặc một xã . Sự phân công chuyên môn hoá lao động tất yếu dẫn đến trao đổi sản phẩm phát triển thơng mại giữa các chủ thể sản xuất và giữa các vùng các xã nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Phân công lao động càng cao thì trao đổi sản phẩm càng đa dạng, càng phong phú. Theo Lênin: “Thông qua trao đổi nông sản hàng hoá trên thị trờng nó có tác động trở lại sản xuất nông nghiệp, làm cho nông nghiệp có bớc phát triển mới trong quá trình phân công lao động xã hội nông nghiệp, vừa thúc đẩy phát triển toàn diện, vừa thúc đẩy chuyên canh” ]

b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy lợi thế so sánh của xã .

Sự biến đổi về khí hậu thời tiết, địa hình và phân bố dân c làm cho nguồn lực và thế mạnh của mỗi vùng ở xã Liệp tuyết có sự khác biệt nhau rõ rệt. Số lợng, chất lợng lao động ở mỗi tiểu vùng trong xã cũng có sự chênh lệch. Khả năng đầu t của cấp xã và cấpn huyện cũng có hạn định đầu t có trọng điểm cho từng vùng. Chính vì thế, quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải căn cứ vào định hớng chung về phát triển kinh tế để xác định cơ cấu KTNT của từng tiểu vùng cho hợp lý, thích ứng với từng thời kỳ, không nên áp đặt một cơ cấu chung cho tất các các tiểu vùng có nh vậy mới phát huy mọi nguồn lực và lợi thế so sánh của các tiểu vùng trong xã .

c. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp tuyết phải kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

Liệp Tuyết là xã có nhiều tiềm năng đa dạng về phát triển kinh tế, nhng hiện nay lao động sống ở nông thôn làm nông nghiệp là chủ yếu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã . Với kinh nghiệm sản xuất cổ truyền là chính, sản xuất hàng hoá mới chỉ là bớc đầu đang khởi sắc, tỷ trọng sản phẩm hàng hoá còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thị trờng ch- a ổn định, sức cạnh tranh còn yếu… Do vậy chuyển đổi cơ cấu KTNT phải kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề quan trọng số một đặt ra một cách nghiêm túc trồng cây gì? số lợng sản phẩm hàng hoá là bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu? ngành nào, cây nào có hiệu quả cao

trong quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT là một vấn đề cần xem xét kỹ lỡng, công phu và phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy trình hợp lý để tạo ra sản phẩm hàng hoá nhiều có sức cạnh tranh lớn trên thị trờng nội địa và xuất khẩu. Con đờng đảm bảo chất lợng cao cho các sản phẩm nông nghiệp và nông thôn trớc hết phải thực hiện kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông thôn và có bớc đi phù hợp. Trong điều kiện nguồn lực có hạn việc tập trung vào các mục kinh tế đầu t trọng điểm cho cơ cấu kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực đồng thời nêu cao đợc lợi thế so sánh của xã nhằm tăng trởng kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo.

d. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất hàng hoá phải đạt đợc hiệu quả kinh tế xã hội và xây dựng đợc nông thôn mới phát triển bền vững

Đây là một xã có tiềm năng, nguồn lực đa dạng về phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay lao động nông thôn vẫn chiếm tới hơn 90% trong cơ cấu kinh tế. Với các kiểu canh tác mang nét truyền thống và kinh doanh sản xuất nhỏ đã làm hạn chế tỷ xuất hàng hoá trong nông thôn. Đồng thời làm hạn chế sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trờng nông sản vốn bất ổn định và đứng trớc khó khăn tiềm ẩn. Sản xuất hàng hoá nông nghiệp nông thôn có những đặc thù riêng tuân theo quy luật phát triển kinh tế vốn có của nó và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mùa vụ gieo trồng. Hơn thế nữa, sản xuất nông nghiệp thờng xảy ra hiện tợng cung sản phẩm muộn do chu kỳ sản xuất kéo dài. Do vậy, việc xác định và đáp ứng yêu cầu sản phẩm hàng hoá của thị trờng thờng gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt đợc hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT theo h- ớng sản xuất hàng hoá cần lựa chọn cơ cấu sản phẩm phù hợp, có chất lợng cao giá trị hàng hoá lớn đáp ứng yêu cầu thị trờng và tổ chức sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản hàng hoá kịp thời, nhanh chóng đúng địa điểm, thời gian chi phí hạ. Mặt khác phải phát triển và vận động theo các quy luật kinh tế, quy luật thị trờng đáp ứng đợc quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản phẩm hàng hoá có chất lợng cao bền vững trong quá trình hội nhập đang diễn ra ở khu vực. Quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải gắn với phát triển kinh tế có hiệu quả, đồng thời phải bảo vệ môi trờng sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nông thôn mới giàu đẹp.

e. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với an ninh - quốc phòng và trong giai đoạn đầu cần lựa chọn các vùng u tiên, ngành u tiên để đầu t có hiệu quả.

Kinh tế xã hội nông thôn và an ninh quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định trong việc bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, thực hiện hội nhập với khu vực và quốc tế thì phát triển kinh tế hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại phát triển của một quốc gia. Trên thực tế ở dân tộc, quốc gia về hình thức vẫn giữ đợc độc lập nhng về kinh tế đã chịu sự chi phối của nớc ngoài. Vì vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải gắn với an ninh - quốc phòng. Một mặt phải khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nớc, của mỗi địa phơng tạo ra “sức mạnh kinh tế” chống lại sự lệ thuộc vào bên ngoài, cung cấp đầy đủ l- ơng thực thực phẩm cho các lực lợng vũ trang sẵn sàng đánh thắng mọi thủ đoạn âm mu xâm lợc của chủ nghĩa đế quốc và các thù địch. Mặt khác, phải bố trí lại cơ cấu dân c trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu KTNT bảo đảm ở mỗi nơi đều có dân c sinh sống vừa tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực hiện phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nớc trở thành nớc phát triển kinh tế hùng cờng, xã hội văn minh và giàu đẹp.

Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết đòi các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nớc phải tác động một cách thờng xuyên, chủ động và tích cực tới quá trình chuyển đổi đồng thời trong quá trình thực hiện chuyển đổi không thể dàn trải đều những điều kiện vật chất có hạn mà

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở XÃ LIỆP TUYẾT – QUỐC OAI – HÀ TÂY (Trang 25 -25 )

×