0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VP BANK TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 41 -53 )

Để đạt được các chỉ tiêu hoạt động trên, VP Bank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn, nhằm tăng nhanh tổng tài sản có, góp phần tăng trưởng tín dụng và nâng cao uy tín cho VP Bank.

- Tiếp tục duy trì quan hệ tốt trên thị trường liên ngân hàng, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi nhuận.

- Tăng cường công tác phát triển và chăm sóc khách hàng. Đẩy mạnh công tác quảng cáo và quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa về giao dịch tại Ngân hàng.

- Củng cố tổ chức, nâng cấp các phòng giao dịch trên toàn hệ thống thành chi nhánh cấp II để tạo thuận lợi cho các đơn vị hoạt động. Phát triển mạng lưới có chọn lọc tại các địa phương có kinh tế phát triển, đồng thời mở thêm các điểm giao dịch mới tại các địa bàn hoạt động hiện có.

- Tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như sản phẩm thẻ, thanh toán điện tử, chuẩn bị các điều kiện chuyển sang giao dịch một cửa khi công nghệ cho phép.

- Chú trọng công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân viên mới cho các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ mở trong năm 2008 nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch mới.

PHẦN III

DỰ KIẾN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ

Sau một thời gian thực tập tại Phòng phục vụ khách hàng của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn, tôi đã được tiếp xúc làm quen với công tác thẩm định các Dự án đầu tư. Tôi xin có một số đánh giá về công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Chi nhánh VPBank Hà Nội như sau:

I. Những kết quả đạt được

Tuy mới chỉ thành lập được 2 năm nhưng chi nhánh VPBank Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ thẩm định, đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, các cán bộ thẩm định đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định. Việc thẩm định tài sản được tách riêng ra với công việc thẩm định dự án, công tác thẩm định khách hàng được đặc biệt chú trọng, thời gian thẩm định được rút ngắn một cách tối đa. Chính điều này làm cho chất lượng công tác thẩm định được nâng cao, số dự án thẩm định ngày một nhiều, số dự án không trả được nợ ngày càng giảm.

Bảng 7: Số dự án đã thẩm định tại Chi nhánh VPBank Hà Nội

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2005 2006

Số dự án đã thẩm định 42 51

Số dự án đã cho vay 39 47

Số tiền cho vay (tỷ đồng) 1278 1786

Như vậy, bên cạnh những dự án được vay vốn thì còn có một số dự án không đủ điều kiện để vay. Những dự án này không được vay vốn chủ yếu là do: Sau khi cán bộ thẩm định tính toán lại thì thấy dự án không khả thi hoặc tài sản đảm bảo không đủ để đảm bảo cho khoản vay đó.

1. Về quy trình thẩm định dự án:

Trong thời gian qua, ngân hàng VPBank đã ban hành quy trình tín dụng áp dụng thống nhất chung cho toàn bộ hệ thống. Quy trình được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận chức năng. Sự phối hợp này diễn ra một cách khá hiệu quả, phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận nhưng không xảy ra tình trạng chồng chéo. Các bước trong quy trình thẩm định được quy định bài bản và khá logic từ việc gặp gỡ khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, đến việc kiểm tra thẩm định khách hàng cũng như hồ sơ vay vốn, lập tờ trình thẩm định… Quy trình thẩm định được quy định một cách rõ ràng như vậy là cơ sở cho công tác thẩm định được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

2. Về nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định được tách ra làm 10 nội dung nhỏ từ 7 nội dung chính, trong đó nội dung thẩm định kỹ thuật được tách ra thành 3 nội dung nhỏ là thẩm định địa điểm đầu tư, thẩm định kỹ thuật và thẩm định các yếu tố đảm bảo đầu vào của dự án. Việc tách 7 nội dung lớn thành 10 nội dung thẩm định như thế này giúp cán bộ phân tách được công việc thẩm định một cách dễ dàng hơn.

Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn. Nếu trước đây, ngân hàng chỉ tập trung thẩm định tài chính của dự án thì nay ngân hàng đã thẩm định tất cả các nội dung của dự án từ thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội… Việc xem xét tất cả các nội dung dự án giúp ngân hàng

đưa ra quyết định tài trợ cho dự án một cách chính xác hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án.

3. Về thời gian thẩm định dự án:

Thời gian thẩm định được ngân hàng quy định như sau:

Bảng 8: Thời gian thẩm định dự án tại Ngân hàng

STT Công việc Thời gian tối đa

1 Tiếp xúc với khách hàng, thu thập hồ sơ Không quy định

2 Thẩm định của nhân viên tín dụng 7 ngày

3 Thẩm định của phòng thẩm định tài sản bảo đảm 5 ngày 4 Phản biện của C/O (do Ban tín dụng, Hội đồng tín

dụng chỉ định)

7 ngày

5 Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ 2 ngày

6 Quyết định của Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng 7 ngày 7 Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và hồ sơ

tín dụng

4 ngày

Tổng thời gian giải quyết hồ sơ cho vay 27 ngày

Nguồn: Phụ lục quy trình tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp

Ta có thể thấy thời gian thẩm định của ngân hàng đã được rút ngắn, thời gian thẩm định tối đa với một dự án là một tháng, giúp cho chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Tổ chức và phân cấp thẩm định:

Chi nhánh Hà Nội có 2 phòng làm công tác thẩm định dự án đó là: Phòng tín dụng cá nhân tổ chức thẩm định những dự án vay vốn của cá nhân, còn Phòng tín dụng doanh nghiệp tổ chức thẩm định những dự án trong và ngoài nước của doanh nghiệp. Riêng nội dung thẩm định tài sản thì phòng thẩm định tài sản chuyên trách thực hiện.

Bên cạnh đó Ngân hàng cũng quy định là đối với những dự án có mức vốn dưới hai tỷ đồng thì do ban tín dụng tiến hành thẩm và những dự án có

mức vốn lớn hơn 2 tỷ đồng, có tính chất phức tạp hơn thì do hội đồng tín dụng thẩm định.

Việc phân cấp thẩm định một cách rõ ràng như trên giúp cho công tác thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng, không bị chồng chéo, đồng thời cũng dễ quản lý, theo dõi và kiểm tra dự án trong quá trình triển khai, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của dự án.

5. Về đội ngũ cán bộ thẩm định:

Đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng hiện nay đều rất trẻ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học, họ đều là những người có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành về kinh tế, ngân hàng như: Đại học kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính…Do vậy mà họ rất am hiểu về thị trường, có trình độ chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ năng động nhiệt tình, Ngân hàng còn có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về dự án đặc biệt là những dự án lớn phức tạp.

Công tác tổ chức đào tạo cũng được Ngân hàng rất chú trọng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định. Hiện nay Ngân hàng đã có trung tâm đào tạo riêng. Bên cạnh đội ngũ giảng dạy là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác thẩm định, Ngân hàng còn mời những chuyên gia giỏi về thẩm định dự án đến giảng dạy tại Ngân hàng, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Chính nhờ vậy mà hiện nay Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt.

6. Về công tác thu thập, quản lý thông tin và cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định:

Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án. Hiểu rõ được điều đó, trong thời gian qua

Ngân hàng luôn nỗ lực tăng cường công tác thu thập thông tin, tìm mọi biện pháp để lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho công tác thẩm định. Việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định ngày càng đa dạng phong phú. Nếu như trước đây thông tin chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp, việc thẩm định chỉ xoay quanh việc kiểm tra tính hợp pháp của những số liệu mà chủ đầu tư cung cấp, thì nay việc kiểm tra các thông tin do chủ đầu tư cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như: kiểm tra thông tin từ tài liệu lưu trữ trên hệ thống liên ngân hàng, thông qua bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, từ trung tâm phân tích tín dụng và phòng ngừa rủi ro (CIC)…Có thể thấy rằng công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tại Ngân hàng ngày càng được chú trọng, quan tâm hơn.

Cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho công tác thẩm định tại Ngân hàng hiện nay cũng rất tốt. Tính trung bình 3 cán bộ thẩm định thì có hai máy tính nối mạng và một máy điện thoại dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tốt hơn, từ đó rút ngắn thời gian thẩm định, nâng cao hiệu quả thẩm định tại Ngân hàng.

II. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, công tác thẩm định của chi nhánh Hà Nội cũng còn những tồn tại và hạn chế như sau:

1. Về nội dung thẩm định.

Nội dung thẩm định của Ngân hàng được chi tiết ra thành 10 nội dung nhỏ nhưng trên thực tế trong quá trình thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào thẩm định nội dung thị trường và tài chính, còn các nội dung khác thì bỏ qua hoặc có thẩm định thì cũng thẩm định một cách sơ sài. Cụ thể là:

Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định mới chỉ dựa trên những luận chứng mà khách hàng đưa ra, mà chưa thẩm định một cách kỹ

càng thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của ngành. Khía cạnh thẩm định kỹ thuật của dự án này mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định điểm đầu tư mà chưa xem xét các khía cạnh khác như thẩm định giải pháp xây dựng, thẩm định các yếu tố bảo đảm vào cho dự án.

Các nội dung thẩm định khác như thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm định về môi trường sinh thái, thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung quyết định đến sự thành bại của dự án nhưng lại không dược cán bộ thẩm định quan tâm một cách thích đáng.

Khía cạnh thẩm định thị trường và khía cạnh thẩm định tài chính là hai khía cạnh được cán bộ thẩm định coi trọng nhất nhưng hai nộ dung này cũng còn những tồn tại, những hạn chế. Cụ thể:

 Đối với khía cạnh thẩm định thị trường: cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên việc phân tích thị trường một cách định tính, các quyết định đưa ra đều thiếu cơ sở. Cán bộ thẩm định chưa sử dụng những phương pháp toán học trong phân tích và dự toán cung cầu thị trường để phân tích.

 Đối với khía cạnh tài chính.

Thứ nhất: khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ bỏ vốn, ngân hàng thương chấp nhận theo dự toán mà chủ đầu tư nên ra. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng khi dự án đi vào hoạt động, dự án không đủ vốn để hoạt động, phải đi vay thêm.

Thứ hai: doanh thu và chi phí là hai khoản mục quyết định xem dự án có khả thi về mặt tài chính hay không nhưng hai khoản mục này tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thẩm định.

- Về doanh thu: doanh thu mỗi dự án phụ thuộc vào công suất của máy móc thiết bị, giá bán của sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Trong khi đó nội dung thẩm định công nghệ thiết bị của dự án không được chú

trọng, điều này đôi khi làm cho việc xác định công suất của dự án không được chính xác. Giá bán của sản phẩm chủ yếu là do chủ đầu tư đưa ra, cán bộ thẩm định thường sử dụng luôn mức giá này, ít khi tính đến yếu tố trượt giá lạm phát, các yếu tố môi trường vĩ mô khác, sự thay đổi của thị hiếu tiêu dùng, sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế mới trong tương lai. Còn số lượng sản phẩm tiêu thụ mới chỉ dựa trên những tính toán chủ quan mà không dựa trên những phương pháp khoa học hiện đại.

- Về chi phí: việc thẩm định chi phí mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tính đầy đủ các khoản mục chi phí mà chưa xem xét chi tiết từng khoản mục một. Việc toán này cũng không tính đến những yếu tố như lạm phát, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng lên từng ngày.

2. Về phương pháp thẩm định.

Hiện nay chi nhánh Hà Nội - VP Bank chủ yếu sử dụng ba phương pháp thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những hạn chế riêng.

Phương pháp so sánh: Việc so sánh mới chỉ mang tính chất giản đơn đó là so sánh đối chiếu hồ sơ của dự án có hợp lệ hay không, có đầy đủ hay không, có phù hợp với các quy định hiện hành hay không…Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, mức tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên vật liệu…thì chưa được so sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành. Các chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng mới chỉ so sánh giữa các năm với nhau mà chưa so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tại Ngân hàng.

Phương pháp dự báo vẫn chưa được áp dụng một cách khoa học. Các dự báo về cung cầu, giá cả, chất lượng sản phẩm…chủ yếu mang tính chất định

tính, chủ quan, dựa trên những thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được thông qua sách báo, báo chí, phương tiện truyền thông…Ngân hàng vẫn chưa áp dụng các phương pháp dự trên cơ sở toán học hiện đại vào thẩm định.

Phương pháp phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy của dự án thì đã được sử dụng những không nhiều. Việc lựa chọn yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan của người thẩm định.

3. Về tổ chức thẩm định.

Hiện nay Ngân hàng vẫn chưa có phòng thẩm định riêng. Việc thẩm định các dự án cá nhân thì do phòng tín dụng cá nhân thực hiện, còn các dự án doanh nghiệp thì do phòng tín dụng doanh nghiệp đảm nhiệm. Mỗi một dự án

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VP BANK TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 41 -53 )

×