• Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế • Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn,
• Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
CÂU VI- 4.Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam -Về thời cơ
• Tạo điều kiện cho việc hợp tác , tham gia các liên minh kinh tế , tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến , tận dụng vốn , học tập kinh nghiệm ..
-Về thách thức
• Cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
• Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí
• Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc , kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý
• Cần phải cố gắng tận dụng thời cơ , vượt qua thách thức , phải luôn nêu cao tinh thần vì độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc .
CÂU VI- 5 Cho biết xu thế phát triển của tình hình thế giới ngày nay .
• Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.
• Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, đôi bên cùng có lợi
• Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.
• Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.
PHẦN II