MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT:

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đô (Trang 25 - 30)

4.1 Một số khó khăn, thuận lợi của chi nhánh Thành Đô:

Thuận lợi:

• Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng là những nhân viên trẻ, năng động, có chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình với công việc, không ngừng học hỏi kinh nghiệm. Ban giám đốc đã phân công nhiệm vụ cho các phó Giám Đốc phù hợp với năng lực sở trường của từng người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh của các nhân, góp phần vào thành công cung của tập thể.

• Chi nhánh nằm ở vị trí thuận lợi cho việc nâng cao và đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như hiện đại, mới mẻ của Ngân hàng.

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân trên địa bàn tăng nhanh, nhu cầu về sử dụng dịch vụ Ngâh hàng phát triển nhanh, thu hút sự tập trung chú ý của mọi tang lớp nhân dân.

• Nền kinh tế nước nhà đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ để thích ứng với những biến động mạnh và liên tục ở trong nước và trên thế giới.

• Chi nhánh Thành Đô trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong những Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn nhất và có uy tín cao trên thị trường.

• Trong thời gian tới, chi nhánh tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới điều hành các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của mình.

Khó khăn:

• Tính cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt khi có sự ra đời của các ngân hàng cổ phần, sự giảm bớt các chế tài hạn chế hoạt động đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Hơn nữa, trong tương lai không xa, đến năm 2010 Viêt nam phải chính thức mở của cho các Ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tự do tại Việt Nam, theo đúng như lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO. Nếu nội lực của ngân hàng không mạnh thì khó long có thể trụ vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

• Phương thức kinh doanh: trong thời điểm hiện nay, các hoạt đọng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng đa dạng, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, chú trọng đến chiều sâu. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn đối với ngân hàng, sự lựa chọn các phương thức kinh doanh, lựa chọn các lĩnh vực thế mạnh của chi nhánh là những quyết định sống còn đối với sự phát triển hay thất bại trong tương lai.

• Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó đặc biệt là một số doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước đạt

hiệu quả thấp, lỗ lũy kế ngày một tăng đã làm ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng với ngân hàng.

• Sự biến động thất thường của thị trường, sự biến động liên tục của các chinh sách do ngân hàng Nhà nước quy định, khiến cho Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong những quyết định dài hạn.

• Quy mô hoạt động của chi nhánh còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội khai thác các dịch vụ trên địa bàn.

• Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm dịch vụ, trong thời gian tới chi nhánh cần có những thay đổi nhất định trong cơ cấu bộ máy hoạt động cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn ISO.

• Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại còn nhiều bất cập. Công nghệ Ngân hàng cần phát triển hơn nữa mới có thể tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập.

4.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

Cách bảo đảm tốt nhất cho các rủi ro tín dụng là có bảo lãnh khoản vay tốt và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Việc cho vay có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ cấp nếu như nguồn thu được tạo ra từ khoản vay không con khả năng. Với đặc thù kinh doanh trong một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc có tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng là điều kiện khá tiên quyết của ngân hàng với khách hàng, hạn chế tổn thất của ngân hàng trong trường hợp cac khoản vay quá hạn khách hàng không trả được nợ, buộc phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Để tài sản đảm bảo phát huy tối đa tác dụng đảm bảo thì ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý tài sản. Trước hết, bằng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng như bằng các thủ tục đăng kí giao dịch đảm bảo, kí hợp đồng công chứng… ngân hàng phải chắc chắn xác lập được quyền của mình đối với tài sản khi xảy ra trường hợp khách hàng không

trả được nợ. Các công việc này cần phải được tiến hành chính xác và đầy đủ, tránh những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến quyền cảu ngân hàng đối với tài sản đảm bảo.

Đa dạng hóa danh mục tín dụng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro tín dụng. Không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng hoặc ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành. Những hoạt động này sẽ giúp ngân hàng phân chia giới hạn rủi ro. Bằng việc phân bổ vốn đầu tư một cách đa dạng giữa những người khác nhau, giữa các khu vực sản xuất và địa lý khác nhau, ngân hàng có thể giảm thiểu phần lớn những rủi ro cá biệt.

Công tác thẩm định dự án ban đầu cần phải được đặc biệt chú trọng. Để việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp hiệu quả thì việc yêu cầu có xác nhận của các tổ chức kiểm toán độc lập để tránh các báo cáo tài chính thiếu trung thực là cần thiết. Đối với các dự án lớn, ngân hàng nên thuê tổ chức tư ván độc lập, có uy tín và năng lực để thẩm định, xác nhận trước khi chấp nhận cho vay. Việc này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi quyết định cho vay bởi vì cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chắc chắn không toàn diện, chuyên nghiệp bằng một tổ chức chuyên về thẩm định.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các Ngân hàng thương mại gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi ro. Thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính bởi vậy ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những vướng mắc tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau.

Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều chuyển kiến mạnh mẽ, khó khăn cũ có thể sẽ mất đi những tất yếu có những khó khăn mới nẩy sinh. Yêu cầu đặt ra là Ngân hàng nhà nước cũng như Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển cần có biện pháp chỉ đạo thích hợp và bản thân chi nhánh Thành Đô cũng cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đang tồn tại và những khó khăn mới nảy sinh.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đô (Trang 25 - 30)