Sự Hữu Dụng của Ngôn Ngữ

Một phần của tài liệu Phương Tiện Truyền Đạt của Ngôn Ngữ ppt (Trang 27 - 33)

Một giá trị cơ bản mà ngôn ngữ có thể được sử dụng là cung cấp thông tin về thế giới, thí dụ: "Cái bàn này được làm bằng gỗ sồi" hay "Tôi làm mất đồng hồ rồi". Mục đích chủ yếu của ngôn ngữ là truyền tải thông tin được miêu tả, không phức tạp, không mơ hồ. Nhưng có lẽ chúng ta cũng sử dụng ngôn ngữ để biểu lộ cảm giác của mình hay để gợi lên cảm giác của người khác. Chúng ta hét lên "Thật là một ngày đẹp trời!", không cho người khác biết về thời tiết nhưng để biểu lộ niềm vui của ta về nó. Hoặc chúng ta có thể nói với chủ nhà : "Dường như ở đây hơi lạnh", không như một

lời nhận xét bình thường nhưng để thuyết phục họ bật máy điều hòa.

Nói ngắn gọn, ngôn ngữ có thể được sử dụng không chỉ cung cấp tin tức mà còn trịnh trọng và gây xúc cảm, giữa một sự đa dạng của những giá trị sử dụng khác. Mỗi giá trị sử dụng có phạm vi hợp lý của nó. Những gì có thể đáng chê trách, tuy

nhiên, nó lại gây nhầm lẫn đối với những người khác. Một vài sự nhầm lẫn về ngôn ngữ và mục đích chỉ đơn thuần là sự tiêu

khiển. Lời chào "Bạn khỏe không?" thực sự không phải là một lời yêu cầu thông tin về tình trạng sức khỏe của người khác. Câu trả lời thích hợp rất đơn giản "Tôi khỏe, cám ơn bạn".

Quan trọng hơn sự nhầm lẫn này giữa giá trị sử dụng trang trọng của ngôn ngữ với giá trị thông tin là sự nhầm lẫn của biểu lộ cảm xúc và cung cấp tin tức. Trong những trường hợp như thế, ngôn

ngữ có thể được sử dụng không thích hợp với mục đích và có thể đưa chúng ta tới mục tiêu một cách vòng vo hay làm lạc hướng chúng ta. Bài diễn văn "Cây Thập Giá Bằng Vàng" (Cross of

Gold) nổi tiếng của William Jennings Bryan đối lập với bảng vị vàng đưa ra một thí dụ minh họa sâu sắc về ngôn ngữ cảm xúc. Sự mạnh mẽ của nó, được trình bày trong những từ cuối như sau: "Bạn sẽ không đè nặng lên trán người lao động những bụi gai này. Bạn sẽ không đóng đinh nhân loại lên một cây thập giá bằng vàng!" Yêu cầu khẩn khoản của Bryan lợi dụng những cảm giác sâu kín kết hợp với chủ nghĩa tượng trưng thuộc về tôn giáo của bức tượng Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thánh giá, cây thập giá và đầu những bụi gai. Bằng sự liên kết những vấn đề của bảng vị vàng với những biểu tượng tôn giáo này, bài diễn văn đã

cố gắng chuyển tải đến biểu tượng vàng những cảm xúc mạnh mẽ với những biểu tượng tôn giáo này được củng cố lâu dài.

Yếu tố chủ chốt để cô lập khi tìm hiểu chắc chắn một giá trị sử dụng ngôn ngữ được đưa ra thích hợp hay không là mục đích của nó. Có phải mục đích chủ yếu của sự truyền đạt thông tin là để cho một người nào đó biết? Nó có biểu lộ những cám xúc nào đó? Nó có ý định khiến chúng ta làm một điều gì đó hay không? Có lẽ nó là tất cả cùng một lúc? Để thiết lập mục tiêu, cần cân nhắc ngôn ngữ có được bảo vệ với mục tiêu đó hay không. Nếu những cơ sở lập luận riêng lẻ đang bị đe dọa, một việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ đượm màu cảm xúc có thể chỉ là một cản trở và được đánh giá với sự ngờ vực. Thậm chí nghệ thuật tu từ sẽ bị lãng đi, nơi mà thông tin là mục đích duy nhất. Với những cơ

sở lập luận được truyền đạt một cách hiệu quả nhất khi chúng được bắt đầu trong một cách thẳng thắn và khách quan.

Sự thật là ngôn ngữ cảm xúc thường bị hạn chế hợp lý không có nghĩa trong bất cứ cách nào trong một kiểu mẫu kém hơn của ngôn ngữ. Một nhà nhơ, thuộc lĩnh vực hàng đầu không phải là lý trí, có khả năng đạt được mục đích của họ bằng cách lựa chọn từ ngữ mà chúng ta có thể đánh giá cao bằng những cảm giác đúng hơn là lý trí của mình. Điều này có lẽ là ý nghĩa lời nhận xét của T. S. Eliot rằng thi ca nói chung có thể truyền đạt được ý nghĩa của nó trước khi người ta có thể hiểu. Đó cũng chắc chắn là nguyên nhân của cơ sở lập luận những cố gắng để biến đổi một bài thơ thành những thuật ngữ hoàn toàn dễ hiểu bởi lý trí của chúng ta có khuynh hướng triệt phá nét đặc trưng mà nó có giống như một bài thơ. Người ta nói rằng Alfred Noyes Tennyson đã

phản đối câu nói của William, "Và ngồi trên bãi cỏ cùng thưởng thức thức uống thơm ngát chiết từ thảo mộc Trung Quốc"

Tennyson nêu lên câu hỏi "Tại sao ông ta không nói: Ngồi trên bãi cỏ uống trà?", tuy nhiên, lấy câu của những từ đắc để miêu tả và dẫn chứng những khía cạnh đặc biệt nào đó về kinh nghiệm dùng trà, mặc dù nó chỉ đạo để giữ lại nội dung về ngữ nghĩa học. Mục đích của các nhà thơ, cũng như của tất cả giá trị sử dụng của ngôn ngữ, là để tận dụng các từ ngữ thích hợp cho nhiệm vụ sắp tới.

Tuy nhiên, giá trị cảm xúc của một bài diễn văn hay tiểu luận không liên quan đến giá trị hợp lý của nó. Khi chúng ta đọc hay nghe một quan điểm hợp lý, chúng ta chỉ quan tâm đến nội dung thông tin của lời nhận xét và hỗ trợ một số lời phát biểu đến

Đúng là như thế, nó là một tín hiệu của sự tinh tế có thể nhận ra những giá trị sử dụng khác nhau của ngôn ngữ và để đánh giá những trường hợp của mỗi giá trị sử dụng bởi tiêu chuẩn thích đáng của chúng. Nhưng, khi chấp nhận rằng không có một bài diễn thuyết hay tiểu luận nào đơn thuần là không có giá trị bởi vì nó gây cảm xúc, chúng ta cần kềm chế trong suy nghĩ và cảm giác rằng mức độ cảm xúc của một lý luận không có nảy sinh bất cứ điều gì trên giá trị của nó.

Một phần của tài liệu Phương Tiện Truyền Đạt của Ngôn Ngữ ppt (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)