Những tồn tại trong kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may vạn xuân thuộc công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát triển thương mại vạn xuân (Trang 65 - 66)

nghiệp may Vạn Xuân

Bên cạnh những ưu điển cơ bản nêu trên, cũng như rất nhiều DN Nhà nước khác trong điều kiện thay đổi cơ chế mới, Xí nghiệp may Vạn Xuân cũng đang gặp phải không ít những khó khăn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kế toán của XN nói chung cũng như kế toán CPSX và GTSP nói riêng. Sự hạn chế nêu trên thể hiện qua các khía cạnh sau:

Một là, về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Xí nghiệp

Hình thức kế toán đang được áp dụng tại XN là hình thức Chứng từ ghi sổ, tuy nhiên việc thực hiện chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.

Hiện nay, kế toán chỉ căn cứ vào các Chứng từ gốc, sau đó lập Chứng từ ghi sổ và ghi thẳng vào Sổ cái các tài khoản, không qua Sổ đăng ký chứng từ. Do đó, phần số hiệu, ngày tháng của các Chứng từ ghi sổ dễ bị vàp sổ nhầm, dẫn đến sai lệch thông tin.

Kế toán XN sử dụng phần mềm Olympia để quản lý các loại vốn bằng tiền, trong khi các phần hành khác đều được thực hiện thủ công khiến cho công việc ghi chép không đồng bộ. Khi có yêu cầu báo cáo của cấp trên, kế toán lại phải bóc tách số liệu từ các sổ kế toán trên máy để ghi thủ công, như vậy công việc dễ chồng chéo, không thuận tiện. Vì vậy, XN cần xem xét, nghiên cứu áp dụng hoàn chỉnh kế toán máy vào công việc.

Hai là, phương pháp tập hợp chi phí sản xuấtchưa chặt chẽ

− Về phương pháp tập hợp chi phí NVLTT: Kế toán XN đã không hạch toán chi tiết NVL chính và phụ mà thực hiện quản lý NVL như nhau theo định mức. Trong khi, để sản xuất ra một sản phẩm đòi hỏi rất nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau, yêu câù đặt ra là phải quản lý chi tiết đối với các loại nguyên phụ liệu đó.

− Về phương pháp tập hợp CPNCTT: Tiền lương của từng bộ phận trong Xí nghiệp là theo một tỷ lệ nhất định do Xí nghiệp đặt ra, đây là điều mà XN cần lưu tâm đặc biệt bởi mức độ phức tạp trong công việc của từng

khâu SX là khác nhau. Do vậy, Xí nghiệp cần phải xác định tỷ lệ chia lương sao chô hợp lý, đảm bảo tính công bằng, tiền lương phải phản ánh đúng mức hao phí lao động. Hiện tại, XN không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi SP trong kỳ giảm đi đáng kể thì số tiền lương được phân bổ vào giá thành SP làm giá thành bị biến động bất hợp lý. Vì vậy, XN nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSXTT nói riêng cũng như các bộ phận lao động khác nói chung tong toàn XN.

− Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: Hiện tại ở XN, khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán XN hạch toán trực tiếp vào TK 627 mà không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, điều này sẽ gây ra sự biến động về giá thành và cũng gây bất lợi không nhỏ cho XN.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may vạn xuân thuộc công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát triển thương mại vạn xuân (Trang 65 - 66)