Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than cọc 6 (Trang 56 - 61)

Phần I : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY THAN CỌC 6

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty than Cọc 6.

Giải pháp 1

Phân bổ hợp lý chi phí công cụ dụng cụ cho các kỳ theo phương pháp phân bổ thích hợp dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng của từng loại.

- Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị sử dụng thấp hoặc thời gian sử dụng chỉ trong một thời kỳ kinh doanh thì áp dụng phương pháp phân bổ một lần nghĩa là toàn bộ giá trị của chúng sẽ được tính vào chi phí chung của kỳ sản xuất mà chúng phát sinh.

- Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ sẽ áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần.

• Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ 50%

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào TK 142, đồng thời tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí của kỳ xuất dùng.

Khi báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí của kỳ báo hỏng.

• Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần :

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của CCDC ghi vào TK 142, định kỳ phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ: Kế toán công cụ dụnh cụ xuất dùng

(1): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ một lần. (2): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ nhiều lần. (3): Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Giải pháp 2

Hàng tháng, căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa vào các đối tượng sử dụng tài sản và khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, giá thành thực tế của nó được kết chuyển vào TK 335.

Đến cuối năm, kế toán phải căn cứ vào chi phí đã trích theo kế hoạch và các khoản thực tế phát sinh để tiến hành điều chỉnh:

- Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi tăng chi phí kinh doanh :

Nợ TK 627, 641, 642 Có TK335

- Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí sản xuất bằng bút toán âm.

Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 Hoặc ghi bút toán ngược:

Nợ TK 335

Có TK 627, 641, 642

Phương pháp kế toán cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 153 TK 627, 641, 642

TK 142 (1)

(2)

(1): Chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ

(2): Giá thành thực tế công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành. (3): Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh. Chênh lệch chi phí thực tế > chi phí trả trước

(4): Kết chuyển chênh lệch do chi phí thực tế < chi phí trả trước

Giải pháp 3

Về viiệc trích trước tiền lương của công nhân sản xuất hiện nay. Hàng tháng Công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân nên khi khoản này phát sinh kế toán vẫn hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất trong tháng giống như các khoản tiền lương khác.

Như vậy nếu trong tháng số công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí tiền lương sẽ tăng, kéo theo chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành sẽ bị biến động trong khi giá bán ít biến động từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân nghỉ phép bình quân theo kế hoạch; kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng theo tỷ lệ thích hợp sau đó điều chỉnh chênh lệch giữa số thực tế phát sinh với số đã trích chi phí trong tháng.

Để tính trước tiền lương nghỉ phép kế toán sử dụng TK 335 " chi phí trả trước" với các bút toán sau:

- Khi có kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất Nợ TK 622

Có TK 335

- Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh kế toán ghi:

TK111, 112, 152, 153 TK 241 TK 335 TK 627, 641, 642

(2)

(1) (3)

Nợ TK 335 Có TK 334

Giải pháp 4

Về bảng tính giá thành trong Công ty là tương đối phức tạp. Bảng tính giá thành này nên tách phần giá thành sản xuất theo yếu tố ra 1 bảng riêng khi đã tính được tổng giá thành sản phẩm. Ngoài ra cách tính hệ số để tính vào dư cuối kỳ là chưa tuyệt đối chính xác, để chính xác hơn cần phải tính giá thành từng loại than theo các yếu tố sau đó mới tổng hợp lại.Ví dụ cụ thể:

- Chi phí dở dang của than nguyên khai đã được khai thác ra khỏi vỉa: CP than nguyên khai

Khai thác ra khỏi vỉa Chưa nhập kho = Khối lượng than NK còn tồn cuối kỳ X Giá thành 1 tấn than nguyên khai thực hiện trong kỳ Giá thành 1 tấn

Than nguyên khai thực hiện trong kỳ

= Tổng chi phí phat sinh trong kỳ cho SX than NK Sản lượng than NK khai thác trong kỳ - Chi phí dở dang của than bã sàng:

Chi phí Than Bã sàng

= Khối lượng thanBã sàng còn tồn cuối kỳ

x Giá thành 1 tấnthan Bã sàng thực hiện trong kỳ

Giải pháp 5

Nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc, việc ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán là rất cần thiết và đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Với kế toán máy, kế toán viên sẽ được giải phóng khỏi những ghi chép, tính toán thủ công mà có thể thực hiện được những công việc khác cần thiết hơn. Công ty cũng đã thực hiện kế toán máy nhưng đây chỉ là phần kế toán máy đơn giản phục vụ cho công tác kế toán tiền lương, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho công tác kế toán hiện nay. Việc ứng dụng này cần tiến hành khẩn trương nhưng cũng nên theo một trình tự nhất định:

• Thời gian đầu là việc làm quen với kỹ thuật sử dụng kế toán máy. Số liệu kế toán vẫn được theo dõi trong các sổ sách nhưng công việc kế toán đã được máy tính đảm nhận.

• Sau dần công tác kế toán sẽ được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính. Kế toán

nhà máy sẽ có thể nghiên cứu áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, đây là một hình thức đặc biệt phù hợp với kế toán trên máy vi tính.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian tiếp cận thực tế công tác kế toán tại Công ty than cọc 6 em đã thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán đối với công việc quản lý kinh tế trong Công ty. Đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, không chỉ là cơ sở để đánh giá kết quả phấn đấu của Doanh nghiệp mà còn là tiền đề để doanh nghiệp tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chuyên đề này là một bài tập hợp, kiểm tra lại vốn kiến thức mà chúng em đã được học khi ngồi trên ghế nhà trường. Dưới góc độ là một học viên thực tập, thông qua chuyên đề này em mong muốn đóng góp một vài ý kiến chủ quan của cá nhân mình, góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán với việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty. Bên cạnh đó chuyên đề này cũng còn nhiều tồn tại không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các cô chú phòng kế toán để chuyên đề này có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tế.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Phạm Quang – giáo viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, phòng kế toán Công ty than Cọc 6 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề.

Quảng Ninh, ngày…….tháng……năm

Người viết chuyên đề

Sinh viên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than cọc 6 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w