QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Điều 180.

Một phần của tài liệu Luat LD 1994 doc (Trang 29 - 30)

Điều 180.

Quản lý Nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1- Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội;

2- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động;

3- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài;

4- Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp; 5- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;

6- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này;

7- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực lao động.

Điều 181.

1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước.

2- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý Nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật.

4- Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước về các vấn đề quản lý và sử dụng lao động.

Điều 182.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động và trong quá trình hoạt động phải báo cáo tình hình thay đổi về nhân công với cơ quan lao động địa phương theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động phải báo cáo với cơ quan lao động địa phương về việc chấm dứt sử dụng lao động.

Nơi sử dụng từ 10 người lao động trở lên, thì người sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 183. Người lao động được cấp sổ lao động, sổ lương và sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp

luật.

Điều 184.

1- Việc đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc phải có giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm việc đưa người ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.

2- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 133 của Bộ luật này theo đơn yêu cầu của đương sự và của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng lao động.

Chương 16:

Một phần của tài liệu Luat LD 1994 doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w