CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng tại Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 30 - 32)

MÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG

Để bình ổn thị trường xi măng năm 2009, vừa qua, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện 5 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, về sản xuất sẽ đẩy mạnh việp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế; triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện, tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Thứ hai, về tiêu thụ sẽ tiến hành cải cách hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng hiện tại theo phương thức bán hàng thông qua các nhà phân phối chính, các công ty thương mại và các đại lý, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra về thực hiện cam kết trách nhiệm giữa các khâu trong hệ thống tiêu thụ. Các đơn vị sản xuất clinker phía Bắc cần nghiên cứu tính toán giá bán hợp lý, tạo điều kiện cho các trạm nghiền phía Nam có thể mua clinker từ phía Bắc vào thay thế cho việc nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á.

Thứ ba, về vận chuyển, các cơ sở nghiền cần chủ động lập kế hoạch về nhu cầu clinker hàng tháng, quý để phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vận chuyển đưa đủ clinker vào khu vực miền Nam đảm bảo sản xuất ổn định năm 2009, đặc biệt là các tháng đầu năm. Tổng Công ty xi măng Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung, miền Nam để bố trí hợp lý việc vận

chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng.

Hiện nay, chi phí vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào miền Nam còn cao và có giá rất khác nhau giữa các công ty (giá vận chuyển các tháng 8 - 9 - 10 của các nhà máy sản xuất ở phía Bắc dao động từ 330.000 - 395.000 đồng/tấn, trong khi đó chi phí vận chuyển của Công ty xi măng Nghi Sơn 160.000 - 175.000 đồng/tấn). Vì vậy, yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu phương án vận tải clinker, xi măng từ Bắc vào Nam một cách hợp lý để giảm chi phí giá thành.

Thứ tư về đầu tư, sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện các dự án xi măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ.

Thứ năm, về kích cầu, cuối năm 2009, năng lực sản xuất xi măng trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và sang năm 2010 khả năng sản xuất sẽ cao hơn nhu cầu tiêu thụ khoảng 5 – 7 triệu tấn, do vậy, Bộ Xây dựng đang yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp xi măng VN, các đơn vị liên doanh và các cơ sở sản xuất xi măng lớn khác cần xúc tiến sớm việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu để đảm bảo sản xuất ổn định; Đầu tư hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, đường qua khu vực thường xẩy ra lũ lụt, lũ quét, đường ven biên giới, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình; Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch ngói, đất sét nung.

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng tại Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 30 - 32)