III. TỔNG KẾT: Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người,
7 nghĩa của một số chi tiết
a.Con đường mòn ở nghĩa địa: Nó ngăn cách nghĩa địa của những người chết chém,
chết tù ở bên trái và người chết nghèo, chết bệnh ở bên phải.
-Ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong XH TQ bấy giờ
-Hiện thực XH TQ đen tối tàn bạo với bao nhiêu sự thối nát xấu xa và ngu muội (chết tù hay chết chém vì làm cách mạng đều là giặc; chết nghèo hay chết tù thì cũng là chết như nhau (chết là hết vậy mà còn phân biệt))
-Sự ngăn cách giữa người làm cách mạng và quần chúng nhân dân.
b.Những ngôi mộ nơi nghĩa địa “cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”
-XH TQ thối nát, tàn bạo, số người chết vì tù tội vì nghèo đói, vì bệnh tật rất nhiều
-So sánh “như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”: không chỉ nhiều mà tạo cảm giác ghê sợ.
c.Vòng hoa trên mộ Hạ Du
-Đã có người thấu hiểu việc làm của người cách mạng.
-Niền tin vào nhân dân TQ sẽ vượt qua căn bệnh tinh thần và tìm về với CM
-Niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của CMTQ (Cũng như chi tiết “con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”)
SỐ PHẬN CON NGƯỜI - Sô-lô -khốp (Trích)
1.Tác giả
- A..Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965
-Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc.
-Xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương.
-Nội chiến xảy ra, ông sớm tham gia cách mạng, say mê làm văn nghệ.
-Năm 1923, lên thủ đô để “bắt liên lạc”, ở đây ông đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mơ viết văn của mình.
-Năm 1925, ông trở về sông Đông và bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết đầu tay 4 tập “Sông Đông êm đềm”
-Năm 1939 ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Chiến tranh vệ quốc 1941-1945 với tư cách là phóng viên chiến trường, ông có mặt trên nhiều trận tuyến.
-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
-Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
-Tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Số phận con người, Đất vỡ hoang
2.Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về c/đ của Xô-cô-lôp. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít . Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại, người con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Ber-lin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ .
Kết thúc chiến tranh, Xô-cô-lôp giải ngũ không dám trở lại quê hương bởi nó gợi lại nhiều đau thương. Anh đến ở nhờ nhà một người bạn, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được bé Va-ni-a mồ côi cha mẹ. Anh nhận Va-ni-a làm con và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn nhất và cố giấu không cho biết nỗi khổ của mình. Một lần anh va phải con bò, bị tước bằng lái và mất việc. Anh dẫn Va-ni-a cuốc bộ khắp nước Nga.
3.Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
a) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
-Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn” rơi vào nỗi đau cùng cực.
-Có nguy cơ bị nghiện rượu: tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. sự bế tắc
Biểu dương, ngợi ca khí phách anh hùng của nhân dân, t/g cũng không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên, sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
b) An-đrây gặp bé Va-ri-a
-Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trong Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
-Xô-cô-lốp nói anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
-Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc nó.
cTinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
-Khó khăn của khi nhận con: việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va- ni-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.
-Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.