Hoa kỳ tiếp tục giám sát hàng dệt may Việt Nam đến hết năm 2008

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 41)

2008

Từ ngày 11/2/2007, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt may Hoa kỳ, Bộ thương mại nước này đã đưa ra một rào cản mới đó là việc xây dựng cơ chế giám sát nhập khẩu và tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào Hoa kỳ. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trương kinh doanh khi thị trường Mỹ chiếm đến trên 50% thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như của Tổng công ty Dệt May Hà nội.

Hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên của WTO. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng chương trình giám sát hàng dệt may của Việt nam đến hêt năm 2008. Mặc dù cơ chế này chỉ đánh giá khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ 6 tháng/lần nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng vào thị trường này, làm cản trở đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, ngăn cản các khách hàng Hoa kỳ đặt hàng từ Việt Nam. Điều này gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Các chuyên gia cho rằng nếu không có chương trình giám sát này thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Hoa kỳ còn tăng mạnh hơn nữa.

Bộ Thương mại Hoa kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi

kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt nam. Thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại các doanh nghiệp Dệt May Việt nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng Dệt May, trong đó có Tổng công ty Dệt may Hà nội trong những năm tới.

2.4.2.2 Sự biến động của thị trường tiền tệ

Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, Tổng công ty Dệt May Hà nội đang ở trong thời điểm rất khó khăn. Sự biến động của thị trường tiền tệ đang ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thời gian qua, tất cả các nguyên liệu, hàng hóa trên thị trường đều tăng mạnh chỉ duy nhất có đồng USD giảm. Do đó công ty mất từ 500-600 đồng/USD. Trong khi đó, giá hàng hóa tăng rất cao. Trước kia, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng đã từng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường tiền tệ nhưng còn có sự trợ giá từ nguồn ngân sách của Chính phủ cho các mặt hàng nguyên liệu thiết yếu. Với tình hình hiện nay, khi doanh nghiệp giao dịch xuất khẩu bằng đô la Mỹ thì lợi nhuận của Tổng công ty cũng như của toàn ngành Dệt May Việt Nam coi như bằng không.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w