Sự tăng trưởng đường kính thân cây

Một phần của tài liệu khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [cananga odorata (lam.) hook. f. et thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại tỉnh bình phước (Trang 46 - 47)

Đường kính thân cây tăng trưởng nhanh hay châm tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của lồi và

điều kiện ngoại cảnh, điều kiện dinh dưỡng. Sự tăng trưởng đường kính thân hồng lan của các cây từ

hạt và giâm cành được thể hiện qua bảng 19 và hình 16.

Bảng 19. Đường kính trung bình và tăng trưởng đường kính (cm) thân cây hồng lan

Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành

D ∆d D ∆d Tháng 04/2010 0.295 ± 0.31 0.28 ± 0.28 Tháng 05/2010 0.33 ± 0.35 0.035 0.32 ± 0.35 0.04 Tháng 06/2010 0.45 ± 0.35 0.12 0.47 ± 0.43 0.15 Tháng 07/2010 0.69 ± 0.70 0.24 0.69 ± 0.54 0.22 Tháng 08/2010 0.98 ± 0.99 0.29 1.00 ± 0.86 0.31

Sau 5 tháng được mang trồng ra đất, các cây cĩ sự tăng trưởng về đường kính thân. Đường kính thân ở tháng sau to hơn tháng trước đĩ. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) tăng dần. Ở tháng đầu các cây được chuyển tới nơi trồng, quá trình này đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng đường kính nĩi riêng, cũng như sự tăng trưởng chung của cây. Do đĩ, sự tăng trưởng tháng đầu cịn thấp, ở cây từ hạt là 0,035cm và cây giâm cành là 0,04cm. Sự tăng trưởng đường kính ở các tháng sau tăng lên rõ rệt, tăng trưởng sau tháng thứ hai gấp 3 lần tháng đầu; tuy nhiên, tăng trưởng sau tháng thứ ba chỉ gấp 2 lần tháng thứ hai; tăng trưởng sau tháng thứ tư chỉ gấp 1 lần tháng thứ ba. Như vậy, đường kính của cây càng lớn, thì tốc độ tăng trưởng đường kính cũng chậm lại.

Hình 16. Đồ thị tăng trưởng đường kính thân trung bình của cây tạo từ hạt và giâm cành

Đường kính thân cây ban đầu và đường kính thân cây sau 4 tháng của các cây từ hạt và giâm cành sai khác khơng cĩ ý nghĩa về mặt thống kê. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) của chúng qua các tháng thí nghiệm cũng tuơng đồng nhau. Như vậy, sự tăng trưởng vềđường kính ở cây từ hạt và giâm cành khơng khác nhau sau 5 tháng trồng trên nền đất tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh đĩ, sự tăng trưởng vềđường kính thân của các cây hồng lan từ hạt cũng như cây giâm cành được trồng tại Bình Long, tỉnh Bình Phước, cĩ sự tương đồng với sự sinh trưởng trong 6 tháng

đầu của các cây hồng lan được trồng thuần loại tại Giồng Trơm, Bến Tre. Tuy nhiên, đường kính thân trung bình của các cây tại Bình Long nhỏ hơn so với đường kính của các cây tại Giồng Trơm (phụ lục 2).

Một phần của tài liệu khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [cananga odorata (lam.) hook. f. et thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại tỉnh bình phước (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)