Giao diện đồ họa đơn giản trong Matlab

Một phần của tài liệu sử dụng matlab để giải một số bài toán mạch điện một pha (Trang 33 - 34)

III. Tìm hiểu về phần mềm Matlab

3. Giao diện đồ họa đơn giản trong Matlab

Giao diện đồ họa trong Matlab thường được gọi là giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface). Đây là giao diện cho người sử dụng xây dựng bằng các đối tượng đồ

họa như các nút bấm, cửa sổ văn bản, thanh trượt và thực đơn.

Để bắt đầu xây dựng một giao diện đồ họa ta sẽ gõ lệnh guide vào dấu nhắc lệnh trong cửa sổ lệnh của Matlab, và vào màn hình soạn thảo GUI. Các thành phần điều khiển của Gui như sau.

ƒ Select: Chọn các đối tượng cùng lúc.

ƒ Push Button: Nút lệnh. Một hành động sẽđược thực hiện khi nó được ấn.

ƒ Check Boxe: Hộp kiểm tra. Dùng để xác định xem một mục văn bản đã được

đánh dấu chọn hay chưa.

ƒ Radio Button: Tương tự như Check boxes, nhưng trong một nhóm radio button một mục được chọn sẽ loại trừ lẫn nhau và chỉ có một radio button được chọn và được đặt giá tri lên 1.

ƒ Edit Text: Hộp soạn thảo. Đối tượng này tạo ra một phạm vi để người dùng thêm dữ liệu dạng văn bản vào hoặc sửa đổi một nội dung đang có.

ƒ Pop-up Menu: Hiển thị danh sách dạng mở xuống khi người dùng click vào dấu mũi tên.

ƒ Toggle Button: Tạo ra một tác động theo kiểu công tắc (on hoặc off)

ƒ Slider: Thanh trượt. Nó dùng để nhập dữ liệu dạng số trong một miền giá trị xác

định bằng cách để người dùng trượt một thanh con.

ƒ Static Text: Tạo văn bản tĩnh, thường dùng cho các nhãn để hiển thị các dòng văn bản do người dùng hoặc chương trình tạo ra.

ƒ List Box: Liệt kê một danh sách. ActiveX Control Axes Button Group List Box Static Text Check Box Slider Panel Toggle Button Po-up Menu Edit Text Radio Button Push Button select

ƒ Axes: Hệ trục tọa độ.

Để tạo một đối tượng trên cửa sổ thiết kế, ta dùng kỹ thuật drop-and-drag (kéo và thả). Chọn một đối tượng trên cửa sổ Guide Control Panel, đối tượng tương ứng trên cửa sổ

sẽ chìm xuống. Di chuyển mouse vào cửa sổ thiết kế, con trỏ mouse sẽ chuyển thành hình dấu cộng (+), click mouse vào vị trí cần đặt đối tượng.

Đặt thuộc tính cho đối tượng, tùy loại, mỗi đối tượng có các thuộc tính giống và khác nhau. Để thay đổi thuộc tính các đối tượng trong cửa sổ, ta double ckick vào đối tượng. Cửa sổ Property sẽđược kích hoạt, trong cửa sổ này có rất nhiều thuộc tính nhưng có một số thuộc tính cần chú ý.

ƒ Callback: Dùng để chỉ ra file.m nào sẽđược gọi khi tác động lên đối tượng.

ƒ Tag: Đặt nhãn cho thuộc tính (tên làm việc), tên làm việc của các đối tượng nên khác nhau.

ƒ Value: Giá trị hiện thời của đối tượng, không dùng cho các đối tượng Edit Text, Static Text, Push Button và Frame.

ƒ Enable: Cho phép (on) hay cấm (off) người sử dụng tác động lên đối tượng.

ƒ String: Chuỗi nhập sẽ hiển thị trên đối tượng.

ƒ TooltipString: Nội dung hướng dẫn nhanh khi di chuyển mouse trên đối tượng.

ƒ Visible: Hiển thị (on) hay ẩn (off) đối tượng trên cửa sổ thiết kế.

ƒ BackgroundColor: Chọn màu nền.

Ghi file, một file có phần mở rộng là .fig và một là .m. Hai file này phải được

đặt trong cùng một thư mục. Có thể chạy thử giao diện trong màn hình soạn thảo gui bằng cách ấn phím Run có dạng giống như nút Play.

Một phần của tài liệu sử dụng matlab để giải một số bài toán mạch điện một pha (Trang 33 - 34)