Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng hoạt động tín dụng của Ngân

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: : “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh”. (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng hoạt động tín dụng của Ngân

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trong thời gian tới

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh cần phải đáp ứng các mục tiêu sau :

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng làm lành mạnh hóa tình hình tài chính bằng các giải pháp :

+ Tập trung xử lý dứt điểm số nợ có tài sản đảm bảo. Những khoản nợ hồ sơ chưa đầy đủ tính pháp lý thì tiếp tục khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các yếu tố cần thiết để xử lý bán thu hồi nợ.

+ Khẩn trương tập hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro đối với các khoản nợ sau khi đã xử lý tài sản đảm bảo theo cơ chế xử lý rủi ro hiện hành ; tổng hợp các khoản nợ qua kiểm tra và kết luận là nợ không có tài sản đảm bảo để đề nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cho phép xử lý và bù đắp rủi ro.

+ Đối với một số khách hàng có tình hình tài chính khó khăn thì bố trí, tăng cường cán bộ kiểm tra tại đơn vị để một mặt tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, mặt khác đôn đốc đơn vị có giải pháp tích cực cân đối nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, và cố gắng đưa về dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 15-20%/năm.

- Cơ cấu lại dư nợ tín dụng theo ngành nghề để phát triển và tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, thận trọng và an toàn vốn trong thời kỳ kinh tế suy giảm như hiện nay, hạn chế cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro, kiểm soát cho vay kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, tập trung xử lý nợ quá hạn và hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư theo định hướng lựa chọn những nghành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả ; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm tra, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ kiểm soát, tín dụng và kinh doanh đối ngoại, nhằm nâng cao trình độ cán bộ một cách toàn diện.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra .

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

- Phối hợp và đề nghị phòng Công nợ Trung ương tiếp tục trợ giúp trong công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề.

- Quản lý chặt chẽ những khách hàng hiện đang có dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: : “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh”. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w