KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững (Trang 65 - 67)

4.1. Kết luận

Từ những nghiên cứu về hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Các vườn nhà với cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp mà cây Điều chiếm phần lớn (không tính Cao su), cây ăn quả không có nhiều chủng loại, ngoài ra còn một số loài rau gia vị, rau xanh.

- Những vườn có diện tích lớn (> 10.000m2) đa số là vườn Điều thuần loại trên đất xám nghèo dinh dưỡng gặp ở 3 xã (Tiến Thành, Tiến Hưng và Tân Thành) của thị xã Đồng Xoài. Một số ít vườn diện tích vừa là vườn Tiêu, Cà phê, Nhãn, Xoài. Còn lại là các vườn có diện tích nhỏ trồng xen các loại cây khác nhau. Có nhiều vườn nhà bố trí theo mô hình vườn - ao - chuồng và các hộ thường nuôi cá rô phi, gà, vịt, heo với qui mô nhỏ. Trong các vườn không trồng cây phân xanh phủ đất hay cây cải tạo đất.

- Tính hiệu quả kinh tế thì vườn Điều thuần loại cho thu nhập thấp nhất, trung bình khoảng 15 – 25triệu đ/ha. Mô hình này chỉ thích hợp cho những hộ không có nhiều vốn, kiến thức canh tác hạn chế, diện tích vườn rộng, thiếu nhân lực hoặc sức lao động yếu. Nhìn chung hiệu quả kinh tế vườn thuần loại không cao bằng vườn trồng xen. Thu nhập của vườn trồng xen bình quân khoảng 60 – 90 triệu đ/ha.

- Những mô hình vườn nhà có hiệu quả cao hiện nay là mô hình Điều – Ca cao, mô hình Cam – Chôm chôm, Cam – Quýt đường, Quýt đường – rau đậu đều cho thu nhập cao hơn vườn thuần loại. Tuy nhiên hầu như chủ vườn chưa quy hoạch đúng nên còn mang tự phát, có tính chất vườn tạp, giống như tiết kiệm đất, trồng nhiều loại cây để có tiền thu nhập thêm quanh năm, mùa nào thức nấy, không chủ động trong việc xuất bán với số lượng lớn.

4.2. Đề nghị

- Đối với nông dân

+ Tất cả bà con nên tham gia hội Nông dân và sinh hoạt tích cực để học tập, trao đổi kinh nghiệm và được hướng dẫn khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn, từ bỏ những tập quán canh tác không phù hợp.

+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Đối với phân hóa học và thuốc trừ sâu phải đảm bảo sử dụng đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, xử lý bao bì theo quy định.

+ Nên trồng cây phân xanh cải tạo đất và trồng cây phủ đất.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.

+ Cải tạo vườn Điều thuần loại bằng cách đầu tư phân bón, tưới nước, trồng xen ca cao dưới tán Điều.

- Đối với chính quyền

+ Giúp đỡ nông dân về vốn sản xuất.

+ Tạo điều kiện cho nông dân được học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn nữa ở trong nước và nước ngoài.

+ Tập huấn kiến thức kỹ thuật cho nông dân thường xuyên và phải có sức thuyết phục.

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho nông dân. Phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng hộ. Động viên khen thưởng kịp thời các tấm gương điển hình trong phong trào làm kinh tế giỏi và bảo vệ môi trường tốt.

- Đề xuất một số mô hình vườn nhà thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương

+ Mô hình vườn cây công nghiệp:

* Mô hình trồng xen Ca cao dưới tán Điều. Áp dụng trên loại đất xám. * Mô hình Điều sạch. Áp dụng trên loại đất xám.

+ Mô hình vườn cây ăn quả:

* Mô hình trồng Cam xen Bưởi hoặc Quýt đường.

* Mô hình trồng Cam hoặc Bưởi hoặc Quýt đường xen cây ngắn ngày như Mướp hương, Cà, Rau Đậu…

+ Mô hình vườn rau:

* Mô hình trồng rau trong nhà lưới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)